Cao Độ Trường Độ Cường Độ Âm Sắc Là Gì, Tính Chất Cơ Bản Của Âm Thanh

4 tính chất cơ bản của âm thanh

Nào, cùng mở sách, chúng ta sẽ thấy âm thanh có 4 tính chất cơ bản: cao độ, trường độ, cường độ và cuối cùng là âm sắc. Diễn giải một cách đơn giản:

Cao độ. Cao độ giúp chúng ta phân biệt nốt nhạc cao hay thấp
Trường độ. Trường độ cho chúng ta biết nốt nhạc hoặc âm thanh này ngân dài hay ngắn. Bạn cũng có thể hiểu trường độ là độ ngân (sustain)Cường độ. Âm thanh to hay nhỏ, đó chính là cường độÂm sắc. Giọng của tôi và giọng của bạn khác nhau, dễ dàng nhận thấy điều đó bất kể tôi có hát cùng 1 cao độ, cùng 1 cường độ với bạn đi nữa

Vậy những yếu tố này liên quan như thế nào tới xử lý âm học cũng như ứng dụng của xử lý âm học? Nhiều hơn chúng ta nghĩ.

Bạn đang xem: Cao độ trường độ cường độ âm sắc là gì

*

Mối liên quan tới bối cảnh cần xử lý âm học

Khi nói tới sự liên quan giữa 4 tính chất cơ bản của âm thanh và ứng dụng trong xử lý âm học, ta thường phải cân nhắc cả 4 chứ không riêng gì bất cứ một yếu tố nào.

Cao độ của âm thanh giúp chúng ta phân biệt được nốt nhạc nào đang chơi. Các nốt nhạc có cao độ cao thì có tần số cao và ngược lại. Điều này rất quan trọng trong việc nghe rõ ràng phần thể hiện của các nhạc cụ trong bản thu.

Vấn đề trở nên quan trọng hơn khi kết hợp cao độ cùng cường độ hoặc cả 3 yếu tố còn lại. Nếu môi trường âm thanh không tốt, chúng ta sẽ khó nghe ra cao độ cụ thể của 1 số nốt nhạc hoặc 1 số cao độ “tự dưng” nghe quá rõ ràng, lấn át các cao độ khác.

Anh guitar đang chơi hợp âm gì vậy?

Bạn hãy hình dung, khi 1 hợp âm guitar được vang lên. Có 1 trong 2 nốt của hợp âm trội hơn hẳn trong khi 3-4 nốt còn lại… mất tiêu? Điều này ảnh hưởng tới việc chúng ta cảm nhận hoặc đưa ra quyết định xử lý âm thanh. Thay vì để nguyên vì vốn âm thanh hợp âm gốc đã rất cân bằng, chúng ta lại cố giảm cường độ của 2 nốt bị trội. Khi sang một hệ thống âm thanh khác hoặc căn phòng khác vốn không gặp vấn đề âm học tương tự, hợp âm đó vang lên lại bị hụt 2 nốt bạn vừa can thiệp.

Ông bass đánh kỳ thế nhỉ?

Hay trong bối cảnh khác. Khi nghe 1 bản nhạc Jazz Trio, người chơi bass có lối chơi đầy giai điệu cuốn hút. Tuy nhiên, do âm học của căn phòng bạn không tốt. Thế nên có nốt bass bị quá um trong khi nốt khác lại… mất hút. Như bạn đã biết, việc chơi có sắc thái mạnh, nhẹ tinh tế rất quan trọng trong thể hiện cảm xúc. Nhưng ở đây, căn phòng lại tham gia quá thô bạo vào quá trình biểu cảm của người chơi bass. Dẫn tới việc cảm nhận cảm xúc bản thu của bạn bị sai lệch. Nếu bạn là kỹ sư âm thanh? Bạn lại cố gắng cân bằng lại 1 thứ vốn (có thể) đã cân bằng sẵn từ trước!

Sao Kick thì lủng liểng thế này?

Xét tới độ ngân, vốn là thứ tai người cảm nhận khá nhạy bén. Giả sử tiếng kick drum (bass drum) trong bài đang rất gọn. Nhưng căn phòng của bạn lại làm nó nghe có vẻ không chắc lắm, nghe um um, có đuôi dài. Thế là bạn lại hí hoáy tìm cách cắt gọt sao cho nó gọn hơn nữa. Kết quả là ta có một tiếng kick drum vừa mỏng, vừa cụt, vừa thiếu sức sống khi nghe trên hệ thống khác.

Giọng hát nghe mỏng tèo là sao???

Nếu phòng của bạn có quá nhiều bề mặt phẳng, cứng và cỡ phòng nhỏ thì việc âm thanh phát ra trong phòng nghe mỏng toẹt hoặc có âm sắc không tự nhiên là hiện tượng thường thấy. Hiện tượng này sinh ra do âm thanh phản dội từ tường đến tai bạn cùng với âm thanh gốc nhưng lệch nhau 1 chút về thời gian, dẫn tới âm thanh bị nhuộm màu, không còn nguyên vẹn. Lý do cụ thể thì tôi sẽ gợi mở dần trong các bài viết sau. Bài viết này chỉ nhằm mục đích “nâng cao nhận thức” về tầm quan trọng của xử lý âm học mà thôi.

Nhiều vấn đề vậy sao?

Đáng buồn là còn nhiều nữa. :v

Trên đây mới chỉ là vài ví dụ đơn giản minh hoạ cho tác động của phòng tới âm thanh, bản thu của bạn. Cơ mà cũng chẳng lo. Hãy theo dõi blog của Aural Logic. Tôi sẽ chia sẻ nhiều kiến thức, kinh nghiệm hơn nữa giúp bạn dần dần trở thành một người chơi âm thanh, một kỹ sư âm thanh hiểu biết. Bạn sẽ tự có khả năng giải quyết hết các vấn đề này một cách hiệu quả mà không cần phải cướp nhà băng.

Học đàn guitar tại Cà
Mau
Style
Video
Bài tập & kỹthuật
Lý thuyết âmnhạc
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ ÂMTHANHQuãng
Điệu thức –Giọng
Điệu thức trưởng tựnhiên
Hợp âm
Văn bản nhạc(sheet)Lịch sử Âmnhạc
Lịch sử âm nhạc châuÂuÂM NHẠC TIỀN CỔĐIỂNÂm nhạc Nga
Nhóm Hùng mạnh
Nhạc Nga cuối XIX –XXÂm nhạc thế thế giới thế kỷ
XXÂm nhạc ấn tượng(impressionisme)Âm nhạc biểu hiện(expressionism)Âm nhạc cổ điển mới (Néo-classicisme)Âm nhạc 12 âm (dodécaphonisme)Âm nhạc thể nghiệm (âm nhạc tiênphong)Phần mềm âmnhạc
Hướng dẫn sử dụng Band in abox
Tin tức
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ ÂMTHANH

1. Kái niệm âm thanh trong âm nhạc

Âm Thanh là những tiếng động do các vật thể va chạm với nhau mà tai người nghe được (tiếng gió, tiếng xe, tiếng động vật kêu…). Vật thể gây ra chấn động tạo ra âm thanh được gọi là nguồn âm. Khi vật thể va chạm nhau tạo ra sóng âm, sóng âm đó truyền trong không khí đến tai người tạo ra cam giác âm thanh.

*

Cảm nhận âm thanh của tai người theo hướng khó chịu hoặc dễ chịu do đó âm thanh trong âm nhạc phải có tính chọn lọc.

2. Các thuộc tính của âm thanh trong âm nhạc

Âm thanh trong âm nhạc được xác định bởi bốn thuộc tính là cao độ, cường độ, trường độ và âm sắc

Cao độ (Pitch) của âm thanh phụ thuộc vào tần số (tốc độ) dao động của vật thể rung. Tần số là số lượng bước sóng trong một đơn vị thời gian. Tần số được đo bằng hertz (Hz). Một hertz bằng một bước sóng (dao động lên – xuống).

*

Dao động càng nhiều (tần số cao), âm thanh càng cao và ngược lại.

*

Tiếng sấm (Thunder) có một tần số chỉ có 50 hertz, trong khi một tiếng còi xe có thể có một tần số 1000 Hz.

Tai người có thể nghe thấy tần số từ 20 đến 20.000 Hz. Một số loài động vật có thể nghe âm thanh ở tần số cao hơn. Lý do chúng ta không nghe thấy tiếng còi chó trong khi chúng lại nghe được, là bởi vì tần số của tiếng còi này quá cao để đôi tai chúng ta có thể xử lý. Những âm thanh quá cao hoặc quá thấp mà chúng ta không nghe được gọi là siêu âm.

Cường độ của âm thanh phụ thuộc vào sức mạnh của những dao động, tức là phụ thuộc vào quy mô dao động của vật thể – nguồn âm thanh. Không gian trong đó diễn ra các dao động gọi là biên độ dao động. Biên độ dao động càng rộng, âm thanh càng to và ngược lại.

Xem thêm: Địa Điểm Khu Vui Chơi Sài Gòn Được Giới Trẻ Lựa Chọn Nhiều Nhất

*

Cường độ được đo bằng đơn vị decibel: Một tiếng thì thầm là khoảng 10 decibel trong khi tiếng sét là 100 decibel. Nghe âm thanh lớn có cường độ trên 85 decibel, có thể gây hại cho tai người. Nghe một âm thanh lớn hơn 120 decibel có thể làm đau tai (120 decibel là ngưỡng đau).

Trường độ là khoảng thời gian mà âm thanh vang lên hay là độ vang dài ngắn của âm thanh. Trường độ là một trong những nền tảng của nhịp điệu, được đo bằng đơn vị phách.

Âm sắc là đặc trưng để phân biệt âm thanh này với âm thanh khác, âm sắc phục thuộc vào chất liệu và cấu tạo của nguồn âm. Mỗi nhạc cụ hoặc mỗi giọng người đều có âm sắc riêng. Cùng một âm thanh có cao độ nhất định, nhưng do các loại nhạc cụ khác nhau phát ra thì mỗi nhạc cụ có một màu sắc âm thanh riêng.

3. Bồi âm (Harmonic)

Bồi âm (còn gọi là bội âmhài âm hoặc họa âm) là những âm có tần số cao hơn tần số cơ bản của một âm. Sóng âm chính và các bồi âm đều gọi chung là các sóng thành phần.

*

Âm thanh phát ra từ nhạc cụ hoặc giọng hát cho thấy những âm này không phải là các đơn âm(pure tone) mà chúng là tổ hợp gồm âm chính và nhiều bồi âm kết hợp vào nhau. Do đó, tùy thuộc vào nguồn phát ra âm thanh mà các sóng thành phần của bồi âm rất cụ thể, chúng hòa vào nhau tạo ra những âm sắc đặc trưng cho từng loại nhạc cụ cũng như tiếng nói/hát của con người và tiếng kêu của động vật.

VD: Bồi âm của nốt đo trầm

*

4. Hệ thống âm thanh trong âm nhạc

Hệ thống âm thanh dùng làm cơ sở chủ yếu cho hoạt động âm nhạc hiện nay là loại âm thanh có sự phân biệt rõ những mối tương quan nhất định về độ cao. Hệ thống âm thanh trong âm nhạc gồm 88 âm khác nhau, từ âm thấp nhất đến những âm cao nhất nằm trong giới hạn tần số từ 16Hz đến 4176Hz; đó là những âm thanh có độ cao mà tai người có thể phân biệt. Sự sắp xếp các âm của hệ thống dựa theo độ cao gọi là hàng âm, trong đó mỗi âm thanh là 1 bậc của hàng âm đó.

Để gọi tên các bậc trong hàng âm người ta dùng tên gọi 07 bậc cơ bản: DO, RE, MI, FA, SOL, LA, SI (tương ứng các phím trắng trên đàn Piano hay Organ).

*

Tên gọi các bậc cơn bản cũng được ký hiệu bằng chữ cái:

Tên bậcDOREMIFASOLLASI
Ký hiệuCDEFGAB

5. Các quãng tám

Trong âm nhạc, một quãng tám hay bát độ (tiếng Anh: octave, tiếng Latinh: octavus) là khoảng cách cao độ từ một bậc đến một bậc cùng tên kế tiếp ví dụ: DO đến DO kế tiếp.

*

Nói cách khác, là một quãng âm giữa một nốt nhạc (hoặc cao độ âm thanh) với một nốt khác có tần số bằng nửa hoặc gấp đôi nó.

*

Đối với người nghe nhạc, hai âm thanh cách nhau một quãng tám sẽ có cảm giác giống nhau tương đối.

Hàng âm có 88 âm thanh nhưng chỉ có 07 tên gọi bậc cơ bản nên chúng được lặp lại nhiều lần, để dễ phân biệt người ta chia hàng âm thành 09 quãng tám (09 octave). Với lý thuyết âm nhạc đang phổ biến tại Việt Nam người ta gọi tên các quãng tám như sau:

*

0 = Quãng tám Cực trầm (chỉ có 03 nốt)

1 = Quãng tám Trầm

2 = Quãng tám Lớn

3 = Quãng tám Nhỏ

4 = Quãng tám I

5 = Quãng tám II

6 = Quãng tám III

7 = Quãng tám IV

8 = Quãng tám V (chỉ có 01 nốt)

Với lý thuyết âm nhạc theo tiếng Anh và cách dùng phổ biến trên thế giới hiện nay người ta gọi tên các quãng tám (Octave) như sau:

*

Nốt do 4 (C4) là nốt trung tâm (Central)

* Kí hiệu liên quan đến quãng tám:

8va có nghĩa là “chơi đoạn nhạc này cao hơn một quãng tám so với những gì đã viết trong nhạc phổ.”. 8va là chữ viết tắt của ottava, một từ tiếng Ý có nghĩa là “quãng tám“.

*

(Written = viết; Performed = biểu diễn)

8vb (ottava bassa) có nghĩa yêu cầu phải chơi bản nhạc thấp hơn 1 quãng tám.

*

15ma (quindicesima) có nghĩa yêu cầu người chơi nhạc trình diễn bản nhạc cao hơn 2 quãng tám.

*

15mb (quindicesima bassa) có nghĩa yêu cầu người chơi nhạc trình diễn bản nhạc thấp hơn 2 quãng tám.

*

Tác dụng của các ký hiệu trên sẽ bị vô hiệu hóa bởi từ “loco”, tuy nhiên người ta thông thường một dấu gạch ngang đứt khúc hay một dấu ngoặc đơn để thể hiện giới hạn của đoạn nhạc chịu ảnh hưởng bởi các ký hiệu trên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.