Tphcm: Kỳ Thi Nghề Phổ Thông Là Gì, Hướng Dẫn Thi Nghề Phổ Thông Năm Học 2022

Việc học nghề trong các trường phổ thông với mục đích tốt đẹp là trang bị những kỹ năng ngoài sách vở cho HS, giúp học sinh có thể hướng tới việc làm mình mơ ước trong tương lai như kỹ sư, giáo viên hay y tá,... Học nghề mang dáng dấp "hướng nghiệp" trong thực tế đã biến thành mục tiêu chủ yếu: Học để được cộng điểm khi đi thi tốt nghiệp. Nhưng thậm chí, nhiều HS cũng không buồn ngó tới điểm "vớt" đó. Thành ra, câu chuyện học nghề trong trường phổ thông đang trở nên lãng phí và hình thức..

Bạn đang xem: Thi nghề phổ thông là gì

*

Hai cấp, hai nghề

Cấp 2 học Điện, cấp 3 học Dinh dưỡng - quá trình học nghề của Nguyễn Ngọc Thi, trường Hàn Thuyên là thế: "Lớp em phân nửa bạn học dinh dưỡng. Học dinh dưỡng cho dễ đậu. Nam nữ gì cũng học dinh dưỡng".

Trước đây, trường của Thi không buộc HS phải học nghề. HS nào muốn học thì đăng ký, nhà trường tổ chức lớp học. Nhưng mấy năm trở lại đây, theo như Thi giải thích, rớt tốt nghiệp nhiều quá bắt buộc tất cả đều phải có bằng nghề.Hỏi thăm đến HS nào cũng thấy đang lận lưng 2 cái nghề, một ở THCS, một, ở THPT. Thế nhưng, giữa 2 cấp học, không có sự liên thông nên lên cấp 3, có khi phải thực hành lại những gì đã học. Mà rồi, chẳng có ai kết thúc tuổi học trò của mình mà nhớ một chút xíu kiến thức về những ngành nghề mình đã được "nếm trải".Có những trường thu xếp cho HS học nghề ngay từ đầu năm, cũng có trường chỉ học thêm tiết nghề bắt đầu học kỳ II cho đến hè (các em bị "thủ tiêu" mất kỳ nghỉ). Và thường học nghề được bố trí vào ngày chủ nhật. Ngọc Thi và các bạn nam trong lớp học dinh dưỡng, một môn học còn chấp nhận được. Có những trường, các bạn nam đi học móc, thêu, cắm hoa. Trong khi lóng ngóng không biết cầm cây kim, cái kéo thế nào. Nói như cô giáo Ngọc Hân, giáo viên một trường ở Đồng Nai: "Mấy năm trở lại đây, học sinh trường tôi đều học chung 1 nghề, đó là vi tính. Học nghề này, ít ra các em cũng biết sử dụng sơ sơ vài phần như Word, vào Internet...Chứ trước đây, thấy các em nam phải đi học móc, cắm hoa...tội nghiệp lắm"

Kiểu nào cũng đậu

Chúng tôi thực sự ngạc nhiên khi nhóm HS nữ Vi Đan, Minh Hoàng, Thục Chinh trường PTTH Huỳnh Thúc Kháng lại chọn học nghề Điện.Vi Đan giải thích: "Trường chỉ có may và điện. May thì tụi em học hồi cấp 2 rồi. Mà may thi khó đậu lắm, vì khó mà may xong 1 cái quần. Học điện, đi thi nhờ các bạn nam trong lớp làm giùm". Lớp học nghề của các bạn học vào chiều chủ nhật, và đã bắt đầu học cả tháng nay, nhưng 3 bạn chưa một lần đến lớp. Minh Hoàng cho hay: "Nói với nhà là đi học nghề, nhưng tụi em ghé tiệm net ngồi. Học chắc cũng không có gì, cuối năm đi thi là được".Trả lời cho câu hỏi "Có bạn nào thi nghề mà bị rớt không?", Ngọc Thi đùa: "Có, những người không đi thi. Còn ai đi thi cũng có đậu, chỉ khác nhau là giỏi hay trung bình thôi".

Ngọc Thi cùng 3 người bạn của mình đều học dinh dưỡng, trong khi học, mỗi tuần đóng 10.000 đồng để mua vật liệu thực hành. Đến ngày đi thi, nhờ mẹ của một người bạn mua sẵn mực tươi và thịt băm để làm món Mực hấp. Trước khi đi thi, mẹ của bạn lại hướng dẫn cho cách ướp, hấp mực. Thế là đậu! Đã từng chế biến vài món đơn giản khi mẹ vắng nhà, nên Thi biết phải để dầu sôi trước khi chiên, xào. Nhưng rất nhiều bạn trong lớp không hay. Học xong một khoá dinh dưỡng cũng không rành những kiến thức cơ bản này. Đến lúc đi thi, nấu thức ăn khét, nhưng cô giáo vẫn phải nếm để cho điểm trên trung bình. Hầu mong HS kiếm được 1 điểm để cộng vào kết quả tốt nghiệp.

Phương Linh, cựu HS trường Huỳnh Thúc Kháng vốn thích nghề may, nên đăng ký học nghề này Năm đó, cô giáo đã dặn, đi thi chỉ nên may quần đùi mới kịp giờ. Nhưng rồi Linh cũng không hoàn tất được sản phẩm đúng thời gian. Đành nhận điểm trung bình. Kinh nghiệm rút ra: "Các bạn chỉ cần chọn nghề thi sao cho dễ đậu, chứ không chọn nghề mình thích như em". Điều nay cũng được thầy giáo Nguyễn Minh Châu, trường Huỳnh Thúc Kháng khẳng định: "Đa số HS điều kiếm được tấm bằng nghề giỏi. Cầm chắc 2 điểm khi đi thi tốt nghiệp. Vì là đi thi cho có điểm, nên giáo viên thường nương tay. Thậm chí còn làm giùm HS".Học không có chất lượng, bản thân HS không cần đến điểm học nghề. Rất nhiều HS phổ thông ở TP.HCM khẳng định: "Nếu không bắt buộc, các em sẽ không đăng ký học nghề". Còn HS ở các huyện, nông thôn thì phổ biến tâm lý đóng vài chục ngàn để...an tâm thì cũng được. Vì không phải đi học, điểm danh.

Bao nhiêu HS cần "phao" điểm cộng?
Không nói thì ai cũng thấy rằng, học nghề trong trường phổ thông chỉ duy nhất một mục đích - nếu lỡ không đủ điểm tốt nghiệp. Tại trường THPT Nguyễn Huệ, mỗi năm có từ 5% - 10% HS đỗ tốt nghiệp nhờ được cộng điểm nghề. Còn trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, chỉ vài em cần đến điểm cộng học nghề để cho đủ điểm tốt nghiệp. Ở các trường dân lập, mục tiêu học nghề để lấy điểm cộng rõ rệt hơn. Năm học vừa rồi, tại trường DL Phan Bội Châu có 7,5% đỗ tốt nghiệp THPT nhờ được cộng điểm nghề.GS Hoàng Như Mai - Hiệu trưởng trường Trương Vĩnh Ký cho rằng, HS học nghề để sắm thêm cho mình cái "phao" để.. qua sông tốt nghiệp. Cho nên, việc dạy nghề hiện hay ở các trường còn rất khó khăn, may ra chỉ có môn vi tính còn thu hút được nhiều HS. Chưa kể, việc dạy nghề lại "trái khoáy" kiểu, HS thành thị lại học một số tiết về ...nghề nông.

Còn đối với trường chuyên, việc học nghề bằng... thừa. Ông Võ Anh Dũng - Hiệu trưởng trường chuyên Lê Hồng Phong nhận định: Hiện nay việc dạy nghề trong nhà trường chẳng qua là học để cộng điểm thêm chứ không phải học để lấy cái nghề thực thụ. Nếu bỏ việc cộng điểm, sẽ còn bao nhiêu HS thực sự mốn học nghề? Nhiều giáo viên bày tỏ quan điểm ủng hộ việc ""không cộng điểm nghề trong kỳ thi tốt nghiệp"" để trả việc dạy nghề ở bậc học phổ thông về đúng với mục đích đúng đắn ban đầu.Cô Thanh Lan, giáo viên ở quận Gò Vấp tậm sự: "Tôi thấy các em không thu được kết quả bao nhiêu mà lại lãng phí thời gian, học phí... Các em phải cố gắng học để vượt qua "cửa" bằng sức học của mình chứ không phải cứu cánh bằng việc.. học nghề. Học nghề phải hiểu theo đúng việc học.. ra làm được thợ chứ không phải là những lý thuyết suông hay đối phó".Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Ti - giáo viên ở quận 7 cũng cho rằng, để chứng tỏ sức học của HS, không nhất thiết phải cộng điểm nghề.

Mục đích dạy và học nghề trong trường phổ thông là để HS ra trường, có thể trang bị được một nghề thực thụ để tìm kiếm việc làm. Nhưng điều này quả là huyễn tưởng. Bởi, nhiều HS học nghề xong ra trường là .. quên luôn. Thậm chí có em trả lời không nhớ đã học nghề gì ở phổ thông? Học để có thể được... cộng điểm khi cần.

Career
Viet hy vọng rằng bạn sẽ hiểu rõ hơn bản chất của các môn học nghề. Đừng xem học nghề phổ thông là những môn học không cần thiết vì học nghề như một cách thức để các bạn học sinh có cơ hội được trải nghiệm sớm với các ngành nghề sau này. Ngoài ra, nếu bạn đang chuẩn bị cho cuộc “săn đón” những công việc chất lượng, hấp dẫn thì hãy nhanh tay truy cập website Career
Viet để tham khảo vô vàn vị trí việc làm.Ngoài ra, bạn có thể tham khảo mức lương từng công việc cụ thể tại Vietnam
Salary.vn nhé!

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:

Tìm việc làm|Việc Làm Thực tập sinh Lương Cao|Việc làm Thực tập sinh nhân sự|việc làm Phú Yên|thực tập sinh marketing|tuyển tài xế|content creator

GDVN- Học sinh khối 11 tại Thành phố Hồ Chí Minh đãtham gia kỳ thi nghề phổ thông cuối cùng của bậc trung học phổ thông theo Chương trình 2006.

Đây là kỳ thi nghề cuối cùng của học sinh lớp 11 bậc trung học phổ thông vì năm học 2023-2024 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, học sinh khối lớp 11 không còn thi nghề phổ thông nữa.

Xem thêm: Phương Pháp Học Lịch Sử Hiệu Quả, Phương Pháp Học Tốt Môn Lịch Sử

*

Ảnh minh họa trên xemdiemthi.edu.vn

Theo đó, sáng ngày 17/5, giám thị coi thi nghề tập trung tại hội đồng thi để nghe chủ tịch hội đồng thi sinh hoạt quy chế. Sau đó, giám thị tiến hành kiểm tra hồ sơ của thí sinh xem có sai sót gì không để kịp thời điều chỉnh.

Đáng chú ý, thí sinh nghỉ học quá 10% tổng số tiết (trên 3 buổi) của khóa học thì không được tham gia kì thi này. Tại một hội đồng thi ở Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, đa số thí sinh đều đạt điểm trung bình học tập môn nghề phổ thông trên 9,5.


Ngày 18/5, hội đồng thi nghề phổ thông làm việc từ 6 giờ 30 phút. Giám thị nghe chủ tịch hội đồng phổ biến một số nội dung trong quy chế thi, đặc biệt lưu ý, giám thị và thí sinh không được sử dụng điện thoại di động trong phòng thi và khu vực thi.

Sau đó, thư kí hội đồng cho bốc thăm giám thị 1 và 2 cho từng phòng thi. Giám thị lên phòng thi đánh số báo danh, gọi thí sinh vào phòng thi và phổ biến quy chế thi. 7 giờ 30 phút, giám thị 1 trở về phòng hội đồng nhận đề thi. 7 giờ 50, giám thị phát đề thi cho thí sinh và 8 giờ 00 phút bắt đầu tính thời gian làm bài.

Bài thi nghề phổ thông gồm 2 phần: phần lý thuyết với 40 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài 60 phút, thi tập trung trong buổi sáng ngày 18/5 và phần thực hành 90 phút, thi theo ca các buổi còn lại của các ngày 18, 19, 20/5.

Theo ghi nhận tại một hội đồng thi ở Quận 6, phần thi lí thuyết khá nhẹ nhàng nên nhiều thí sinh chỉ làm bài trong khoảng 10 - 15 phút đã hoàn thành bài thi. Đa số thí sinh học nghề Tin học và sau giờ thi một số em cho biết, nội dung kiến thức có liên quan đến đề thi đã được thầy cô ôn tập kĩ càng.

Điểm khác biệt của kỳ thi năm 2023 so với năm 2022 là Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh sẽ không xét đặc cách và không tổ chức thi bổ sung nhiều đợt cho thí sinh vắng thi như năm trước (năm nay không bị ảnh hưởng của dịch Covid-19). Các công đoạn của kỳ thi nghề phổ thông sẽ hoàn tất trước ngày 18/6, học sinh có thể làm đơn xin chấm phúc khảo sau thời gian này.

Dạy nghề bậc phổ thông tồn tại bất cập


*

Bỏ cộng điểm thi Nghề phổ thông trong tuyển sinh lớp 10 là hợp lý


Thứ nhất, trong số 11 nghề mà Bộ Giáo dục và Đào tạo có ban hành tài liệu học tập gồm: Làm vườn, Nuôi cá, Trồng rừng, Gò, Điện dân dụng, Điện tử dân dụng, Sửa chữa xe máy, Cắt may, Nấu ăn, Thêu tay và Tin học văn phòng, thì đa số học sinh chọn học nghề Tin học văn phòng, bởi nhiều trường có đủ giáo viên Tin học và phòng máy vi tính đề dạy nghề này.

Thứ hai, việc thực hiện cơ chế cộng điểm khuyến khích đối với những học sinh có chứng chỉ nghề trong các kỳ thi quan trọng như: tuyển sinh vào lớp 10, tốt nghiệp trung học phổ thông đã dẫn đến tình trạng học sinh tham gia chương trình học nghề chỉ để lấy điểm cộng.

Thứ ba, mặc dù học sinh trung học cơ sở bắt đầu được học nghề từ cuối năm lớp 8 nhưng rất ít em sử dụng những kiến thức thu nhận được từ việc học nghề trong nhà trường để có thể lập nghiệp trong tương lai. Đa số học sinh đều mong muốn học lên trung học phổ thông và sau đó dự thi vào một trường đại học, cao đẳng nào đó.

Thứ tư, chương trình dạy nghề nhìn chung còn mang nặng tính lý thuyết, điều kiện cơ sở vật chất để học sinh thực hành chưa đảm bảo. Do đó, tình trạng dạy “chay”, học “chay” là khá phổ biến, điều này đã tạo cho học sinh tâm lý bị động, không có hứng thú đối với các tiết học nghề.


Chương trình giáo dục phổ thông 2018, học sinh bậc trung học phổ thông học 8 môn và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục địa phương.

Đồng thời, các em được lựa chọn bốn môn trong các môn Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật. Vì vậy, khóa thi nghề phổ thông cấp trung học phổ thông năm học 2022-2023 sẽ là khóa thi nghề cuối cùng theo chương trình 2006.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.