Chương Trình Giáo Dục Trẻ 3 Tuổi Học Gì Ở Trường Mầm Non, Nội Dung Chương Trình Gdmn Mới

Chương trình giáo dục trẻ từ 3 tuổi đến 4 tuổi - Trường Mầm non Happy House - Ngôi Nhà Hạnh Phúc nuôi dạy trẻ theo phương pháp giáo dục Nhật Bản

Chương trình giáo dục trẻ từ 3 tuổi đến 4 tuổi - Trường Mầm non Happy House - Ngôi Nhà Hạnh Phúc nuôi dạy trẻ theo phương pháp giáo dục Nhật Bản

Chương trình giáo dục trẻ từ 3 tuổi đến 4 tuổi - Trường Mầm non Happy House - Ngôi Nhà Hạnh Phúc nuôi dạy trẻ theo phương pháp giáo dục Nhật Bản
Chương trình giáo dục trẻ từ 3 tuổi đến 4 tuổi - Trường Mầm non Happy House - Ngôi Nhà Hạnh Phúc nuôi dạy trẻ theo phương pháp giáo dục Nhật Bản
Chương trình giáo dục trẻ từ 3 tuổi đến 4 tuổi - Trường Mầm non Happy House - Ngôi Nhà Hạnh Phúc nuôi dạy trẻ theo phương pháp giáo dục Nhật Bản
*

Trang chủ/Home
Hotline : (028) 62.622.555
Liên hệ
happyhouse.edu.vn
Facebook : MN Happy House
Đăng ký Đăng nhập
*

Tổng quan
Happy House
Hoạt động
Nhóm lớp
Thư viện
Hình ảnh Video
Thông báo
Góc phụ huynh

Chương trình giáo dục trẻ từ 3 tuổi đến 4 tuổi


1. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

 a. Phát triển vận động

 Tập động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp như:

+ Hô hấp: hít vào thở ra

+ Tay: đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên, co và duỗi tay, bắt chéo 2 tay trước ngực.

Bạn đang xem: Trẻ 3 tuổi học gì ở trường mầm non

+ Lưng, bụng, lườn: cúi về phía trước, quay sang trái – sang phải, nghiêng người sang trái – phải.

+ Chân: bước lên phía trước, bước sang ngang, ngồi xổm, đứng lên, bật tại chỗ, co duỗi chân.

Tập luyện các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động.

+ Đi và chạy: đi kiễng gót, đi và chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh; đi, chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc; đi trong đường hẹp

+ Bò, trườn, trèo: bò, trườn theo hướng thẳng, dích dắc; bò chui qua cổng; trườn về phía trước

+ Tung, ném, bắt: Lăn, đập, tung bắt bóng với cô; ném xa bằng 1 tay,…

+ Bật, nhảy: bật tại chỗ, bật về phía trước, bật xa 20-25 cm.

Tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay – mắt và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ: gập đan các ngón tay vào nhau, quay ngón tay cổ tay; xếp chồng các hình khối khác nhau; xé, dán giấy; sử dụng kéo, bút,..

  b. Dinh dưỡng sức khỏe:

Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và lợi ích của chúng đối với sức khỏe (ăn đủ lượng, đủ chất, sự liên quan giữa ăn uống và bệnh tật,…)Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt

+ Làm quen cách đánh răng, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng, thể hiện bằng lời nói về nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh

+ Giữ gìn sức khỏe và an toàn

+ Luyện tập một số thói quen tốt về giữ gìn sức khoẻ

+ Lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người.

+ Nhận biết trang phục theo thời tiết và một số biểu hiện khi ốm

Trẻ nhận biết được một số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần
Nhận bết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh.

2. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

  a. Khám phá khoa học

Các bộ phận của cơ thể con người như chức năng các giác quan và một số bộ phận khác của cơ thể.Đồ vật:

+ Đồ dùng, đồ chơi: đặc điểm nổi bật, công dụng, cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi.

+ Phương tiện giao thông: tên, đặc điểm, công dụng cuả một số phương tiện giao thông quen thuộc.

+ Động vật và thực vật: đặc điểm nổi bật và ích lợi của con vật, cây, hoa qủa quen thuộc. Cách chăm sóc và bảo vệ cây cỏ, con vật.

+ Mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây quen thuộc với môi trường sống của chúng

Một số hiện tượng tự nhiên: thời tiết; ngày và đêm, mặt trời và mặt trăng; nước, không khí, ánh sáng; đất đá, cát, sỏi.

  b. Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán

Tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm: đếm trên đối tượng 5 và đếm trong khả năng, gộp 2 nhóm đối tượng và đếm, tách một nhóm đối tượng thành nhiều nhóm nhỏ
Xếp tương ứng: 1-1, ghép đôi
So sánh, sắp xếp theo quy tắc: xếp xen kẽ, so sánh 2 đối tượng về kích thước.Đo lường
Hình dạng: nhận biết và gọi tên các hình: vuông, tròn, chữ nhật, sử dụng các hình để chắp ghép.Định hướng trong không gian và định hướng thời gian: nhận biết phía trên, phía dưới; phía trước, phía sau, tay phải, tay trái.

  c. Khám phá xã hội:

Bản thân, gia đình, trường mầm non, cộng đồng: tên, tuổi, giới tính bản thân và người thân, địa chỉ gia đình, tên cô, bạn bè, đồ chơi, các hoạt động của trẻ ở trường.

3. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

a. Nghe:

Hiểu các từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật, hành động, hiện tượng gần gũi, quen thuộc
Hiểu và làm theo các yêu cầu đơn giản
Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng
Hiểu nọi dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi
Nghe các bài hát, bài thơ, tục ngữ, câu đố phù hợp với độ tuổi

  b. Nói

Phát âm các tiếng của tiếng Việt
Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu đơn mở rộng
Trả lời và đặt câu hỏi: ai? Cái gì? Khi nào? ở đâu?
Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép
Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp
Đọc thơ, ca dao, tục ngữ,…kể lại truyện đã được nghe có sự giúp đỡ.Kể lại sự việc. Mô tả sự vật, tranh ảnh có sự giúp đỡ,Đóng vai theo lời dẫn chuyện của giáo viên.

  c. Làm quen với đọc và viết

Làm quen với một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống (nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông,..)Tiếp xúc với chữ, sách truyện. Xem, nghe và đọc các loại sách khác nhau
Làm quen với cách đọc và viết tiếng Việt
Cầm sách, mở sách đúng chiều, xem, đọc và giữ gìn sách

4. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KỸ THUẬT XÃ HỘI, THẨM MỸ

a. Tình cảm

Ý thức về bản thân: tên, tuổi, giới tính, những điều bé thích, không thích.Nhận biết một số trạng thái cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh.

b. Kỹ năng xã hội

Một số quy định ở trường lớp và gia đình (đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định)Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội: cử chỉ, lời nói lễ phép, yêu mếm ba mẹ, anh chị em ruột; chờ đến lượt; chơi hòa thuận với bạn và nhận biết hành vi “đúng – sai”, “tốt – xấu”Quan tâm đến môi trường: tiết kiệm điện, nước, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ và chăm sóc cây cối, con vật

c. Phát triển thẩm mĩ

Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và nghệ thuật: bộc lộ cảm xúc khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc gần gũi và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.Một số kỹ năng trong hoạt động âm nhạc:

+ Nghe các bài nhạc, hát đúng giai điệu, lời ca bài hát

+ Vận động đơn giản theo nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc

+ Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách nhịp, các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra các sản phẩm

+ Sử dụng một số kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé, dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm đơn giản

+ Nhận xét sản phẩm tạo hình đơn giản

Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các họat động nghệ thuật: vận động theo ý thích khi hát, nghe các bài hát, nhạc quen thuộc
Tạo ra các sản phẩm đơn giản theo ý thích và đặt tên cho sản phẩm của mình.

Trẻ 3 tuổi biết làm gì? Trẻ em lúc 3 tuổi là giai đoạn đang phát triển, có nhiều thắc mắc, tò mò, thích học hỏi bố mẹ và những người xung quanh. Vì vậy, muốn hình thành cho trẻ những kỹ năng cần thiết và sự phát triển toàn diện, phụ huynh cần phải hiểu rõ, để có thể chăm sóc tốt nhất cho bé.


Nội dung bài viết

Trẻ 3 tuổi biết làm gì? – Sự phát triển của trẻ 3 tuổi11 Cách dạy bé 3 tuổi hay nhất mà ba mẹ cần nắm
*
Trẻ 3 tuổi biết làm gì? Và đâu là cách dạy trẻ 3 tuổi hiệu quả nhất hiện nay?

1. Trẻ 3 tuổi biết làm gì? – Sự phát triển của trẻ 3 tuổi

1.1 Sự phát triển về mặt thể chất của trẻ 3 tuổi

*
Sự phát triển thể chất của trẻ 3 tuổi có những đặc điểm nào?

Bé 3 tuổi, 3 tuổi rưỡi biết làm những gì?

Bé không bị giới hạn vận động và không chịu ngồi yên một chỗ.Biết đá, ném và bắt bóng.Leo xuống cầu thang từng bước chân mà không cần tay vịn.Đứng một chân tối đa 5 giây.Đạp được xe 3 bánh.Leo trèo một cách thành thạo.Cúi xuống mà không bị ngã.Đi tiến hoặc đi lùi một cách dễ dàng.Có thể nhìn và bắt chước vẽ đường thẳng, vòng tròn.Biết sử dụng kéo dành cho trẻ nhỏ.Có thể vặn và mở nắp đậy.Biết mặc và cởi quần áo; đặc biệt bé đã biết cài và mở khuy áo.Biết viết một số chữ cái in hoa.Biết lật sách.Biết vẽ người từ 2-4 bộ phận.Xây dựng được tháp từ 4 khối trở lên.

1.2 Sự phát triển cảm xúc của trẻ 3 tuổi

Trong khoảng thời gian bé 3 tuổi thì lúc này bé rất dễ khóc, có thể nói chỉ cần đụng vào cái gì đó mà bé không hài lòng thì bé có thể khóc và nằm ăn vạ ngay cho xem. Nhưng sau đó, khi được thưởng kẹo hay đồ chơi bé 3 tuổi biết làm gì. Bé sẽ lập tức thay đổi cảm xúc, vui vẻ lại ngay.

Khi gặp người lạ đôi khi bé sẽ sợ hãi, không muốn lại gần. Đôi khi lại kể về những ước mơ nhỏ nhoi mà nhất thời bé nghĩ ra vì được thấy ở đâu đó ngoài cuộc sống hoặc xem ti vi.

Vậy trẻ 3 tuổi biết làm gì về mặt cảm xúc

Hiểu khái niệm “của tôi”, “của bạn”, “của họ”…Thể hiện tình cảm với người thân, bạn bè với nhiều cung bậc cảm xúc: vui, buồn, giận dữ, xấu hổ,…Trí tưởng tượng của bé phát triển, bé thường tập đóng vai cho những đồ chơi, đồ vật trong nhà,…
*
Bố mẹ quan tâm chăm sóc con để bé phát triển tốt nhất.

1.3 Khả năng ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi

Trong độ tuổi từ 3-4 tuổi này, bé đã có thể phân biệt được sự “giống nhau” và “khác nhau” và đã vận dụng được một số quy tắc ngữ pháp cơ bản. Các bậc phụ huynh sẽ thường nghe bé nói những câu dài từ 5-6 chữ chứ không còn là những đơn từ ê a như trước nữa.

Đôi khi, bé có thể kể chuyện cho bố mẹ nghe về những gì bé đã thấy, nghe, hay đọc được. Khi gặp người lạ, bé có thể nói và diễn đạt rõ ràng ý của mình đủ cho người lạ hiểu bé đang muốn nói đến vấn đề gì.

Trẻ 3 tuổi biết làm gì, bé đã hiểu đầy đủ ngôn ngữ chưa? Mẹ sẽ phải bất ngờ với những khả năng của bé dưới đây:

Giai đoạn này bé nói rất nhiều.Nói được khoảng 250-300 từ.Có thể mô tả chính xác những gì trẻ nhìn thấy, ví dụ: chiếc ô màu đỏ, cái xe đang chạy,…Bé biết ghi nhớ và giới thiệu tên tuổi của mình và của ba mẹ.Nói được câu từ 5-6 từ và nói được câu hoàn chỉnh trước 4 tuổi.Biết gọi tên hầu hết các món đồ.Có thể trả lời những câu hỏi đơn giản.Phát âm bớt ngọng nghịu, dễ nghe hơn.Biết hát và kể chuyện.

1.4 Nhận thức của trẻ 3 tuổi thay đổi gì?

Độ tuổi này là độ tuổi tò mò và hiếu động của trẻ nhỏ. Qua quan sát và học hỏi từ mọi thứ xung quanh, bé có thể biết tên của một số màu sắc và cách đếm một vài chữ số. Lúc này, bé đã có thể hiểu một số vấn đề đơn giản. Phụ huynh có thể nói chuyện với bé bằng những câu lệnh phức tạp hơn. (ví dụ bé có thể hiểu được câu: “ Con nhờ bố lấy giúp mẹ cái áo khoác hồng rồi mang tới cho mẹ nhé.”)

Nhận thức về mặt thời gian trong tâm trí của trẻ 3 tuổi cũng sẽ được rõ ràng hơn. Bé sẽ hay hồi tưởng lại và kể cho bố, mẹ nghe một phần của câu chuyện mà bé biết. Bé bắt đầu mơ mộng, tưởng tượng và hay chơi các trò chơi do bé tưởng tượng ra. (ví dụ bé sẽ hay chơi với búp bê, đồ hàng hay giả làm siêu nhân, công chúa)

Về mặt nhận thức, trẻ 3 tuổi biết làm gì?

Gọi đúng tên các màu sắc cơ bản.Biết đếm và có thể đếm được những số đơn giản.Nhận thức về giới tính của bản thân.Có thể làm theo mệnh lệnh từ 2-3 hành động.Nhớ được tình tiết câu chuyện để kể lại.Nhận thức được thời điểm trong ngày như sáng, trưa, chiều, tối.Trả lời được các câu đố phù hợp với lứa tuổi.Phân loại đúng các vật theo hình dạng và màu sắc.Trí tưởng tượng phong phú.

1.5 Sự phát triển về mặt xã hội

Với lứa tuổi ham chơi, tinh nghịch này thì trẻ 3 tuổi biết làm gì? Lúc này, bé rất hay bắt chước bố mẹ những hoạt động diễn ra thường ngày trong gia đình. Bé luôn tìm kiếm sự bênh vực từ những người xung quanh khi bị phạt, tuy vậy nhưng vẫn không ngừng nghịch phá những điều bố mẹ cấm.

Bé 3 tuổi biết làm gì với sự phát triển về mặt giao tiếp xã hội? Bạn hãy chú ý:

Biết được khoảng 1000 từ và sử dụng nó để nói chuyện với mọi người.Thường nghe đi nghe lại những bài hát, những câu chuyện mà mình yêu thích.Nhận thức được về sự khác biệt của giới tính
Biết được một số màu sắc nhưng khả năng tập trung thì chỉ có trong thời gian ngắn.

Xem thêm: Bệnh Viện Huyết Học Chuyên Trị Bệnh Gì, Chẩn Đoán Và Điều Trị Thiếu Máu Thiếu Sắt

*
Bé 3 tuổi biết làm gì khi có sự thay đổi về thể chất

Hạn chế cho trẻ ăn kẹo cao su, khuyến khích trẻ tự ăn bằng muỗng, lên lịch đi khám răng định kỳ cho bé, cho bé đánh răng thường xuyên 2 lần/ ngày. Cho bé sử dụng viên flour theo hướng dẫn của nhân viên chăm sóc sức khỏe.

11 Cách dạy bé 3 tuổi hay nhất mà ba mẹ cần nắm

Sau khi đã hiểu ở độ tuổi lên 3 của bé có thể làm được gì. Để hỗ trợ, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu các cách dạy trẻ 3 tuổi cần thiết là gì. Lấy đó làm nền tảng hỗ trợ cho bé thật thông minh và lanh lợi. Cần cha mẹ phải quan tâm đến con và nuôi dạy con 3 tuổi thông minh sao cho đúng cách.

Ngoài những điều trẻ có thể làm được, trẻ lên 3 còn cần phải học rất nhiều thứ để phát triển toàn diện. Giai đoạn này bé rất cần nhận được sự dạy dỗ từ người lớn. Hơn nữa phải là sự dạy dỗ bằng những phương pháp hiện đại và phù hợp nhất. Trẻ 3 tuổi cần học gì, cách thức dạy thế nào để trẻ thông minh lanh lợi? Câu trả lời chính là những cách được nêu tiếp theo đây.

2.1 Nhất quán trong cách dạy trẻ 3 tuổi tự lập

Phụ huynh nên cùng nhau thống nhất về cách giáo dục và dạy trẻ 3 tuổi. Giảm thiểu trường hợp bé không hiểu rõ về sự mâu thuẫn trong lời dạy dỗ khác nhau của ông bà và cha mẹ. Điều này dẫn đến phân tán sự tập trung của trẻ. Hoặc thậm chí bé sẽ lựa chọn người bé yêu thích hơn để theo học.

*
Cách giáo dục trẻ 3 tuổi cần cha mẹ luôn nhất quán mọi lúc.

Cách nhất quán rất đơn giản. Cha mẹ cần có từ điển dạy cho bé hoặc phân công nhiệm vụ dạy về thể chất và trí tuệ riêng biệt. Hỗ trợ bé tập nói, tập chơi lành mạnh và cách ứng xử có cứng có mềm. Từ đó giúp cho trẻ hiểu điều nào nên hay không nên làm.

2.2 Dạy trẻ bằng các phương pháp nhẹ nhàng

Trẻ con thường hình thành tư tưởng chống đối. Đặc biệt nếu phụ huynh quá nghiêm khắc với trẻ. Nếu muốn dạy trẻ 3 tuổi thông minh ngoan giỏi, tốt nhất cha mẹ phải biết giữ bình tĩnh. Có sự nghiêm khắc ở một mức độ nhất định thông qua lời nói hay hành động nhỏ nhẹ giúp bé hiểu vấn đề.

Tổng quát thì việc trao đổi với bé cần diễn ra nhẹ nhàng. Nên theo chiều hướng phân tích cho bé hiểu. Hãy cảm thông cho bé trong giai đoạn phát triển này. Áp dụng giáo dục trẻ bằng tình yêu thương chứ không phải là đòn roi, la mắng. Nhẹ nhàng với trẻ là một trong những cách dạy con 3 tuổi nên áp dụng.

*
Không nên dạy bé 3 tuổi bằng lời trách mắng.

Không quát mắng và đặc biệt là không dùng đòn roi hết sức quan trọng trong việc dạy trẻ 3 tuổi không có bất cứ một đứa bé nào muốn bản thân bị la mắng hay chịu những trận đòn đau đớn.

Việc đánh mắng để dạy trẻ là phương pháp sai lầm và để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Trẻ con có thể sợ bị đánh mắng mà nghe lời, đó là hiệu quả nhất thời mà phụ huynh có thể thấy được, tạo nên thái độ bướng bỉnh hơn vì đôi bên không hiểu rõ nhau. Những lời thét mắng, những đòn roi mà cha mẹ gieo vào trẻ sẽ khiến trẻ con bị tổn thương lớn về mặt tinh thần. Trẻ có thể bị ám ảnh, thậm chí phát sinh những bệnh tâm lý về sau.

Nuôi dạy con trẻ 3 tuổi là một hành trình mà phụ huynh phải đi cẩn thận trên từng bước chân. Con trẻ cần được giáo dục bằng lời nói nhẹ nhàng, bằng sự động viên khích lệ, bằng tình yêu thương và lời răn dạy phù hợp.

2.3 Dạy con tuổi lên 3 bằng các ví dụ minh họa

Đôi lúc, lời nói của người lớn bé sẽ không thể tường tận tất cả. Trong trường hợp này, việc đưa ra ví dụ minh họa cụ thể và đơn giản là cách dạy con 3 tuổi hiệu quả nhất. Giúp bé phát triển vốn từ vựng nhanh chóng hơn, nắm bắt vấn đề người lớn muốn truyền đạt cho mình.

*
Minh họa cho trẻ 3 tuổi hiểu vấn đề cha mẹ đang giảng dạy & truyền đạt.

Đặc biệt khi sử dụng hình ảnh minh họa có màu sắc thu hút ánh nhìn của bé. Bé sẽ ghi nhớ từ ngữ hoặc tình huống lâu hơn. Từ đó hỗ trợ cha mẹ dạy dỗ trẻ 3 tuổi hiệu quả.

2.4 Dạy trẻ 3 tuổi nhận thức hậu quả nếu không vâng lời

Bên cạnh việc đưa ra ví dụ thì khi dạy trẻ 3 tuổi, cha mẹ cần phải giúp trẻ nhận thức hậu quả nếu không vâng lời. Phân tích cho trẻ và thực hiện mẫu một đến vài lần để trẻ hiểu rõ hơn.

Không nên đặt ra cho trẻ các hình phạt để hù dọa. Hãy giải thích rõ việc đó sẽ mang đến trải nghiệm không tốt nào cho bé. Từ đó trẻ sẽ nghe lời hơn và không phạm lỗi nữa.

2.5 Dạy con 3 tuổi bằng cách khích lệ thường xuyên

Bất cứ điều gì cũng cần có hai mặt. Song song với biện pháp phạt, khi giáo dục trẻ 3 tuổi, cha mẹ cần đưa ra lời nói khích lệ trẻ. Lời động viên và cổ vũ khích lệ trẻ thực hiện những điều tốt một cách tích cực hơn. Việc động viên khích lệ vừa khiến trẻ cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ. Vừa giúp trẻ có động lực hơn trong việc nhận và sửa lỗi.

Lời khích lệ nhẹ nhàng có tác dụng rất lớn đối với tâm trí trẻ con. Giúp xoa dịu những “căng thẳng” đem lại lo lắng không đáng có cho trẻ.

2.6 Dạy trẻ 3 tuổi bằng cách giải thích rõ yêu cầu của bạn cho trẻ hiểu

Lưu ý khi dạy trẻ 3 tuổi rằng, trẻ đã bắt đầu có suy nghĩ riêng. Tuy nhiên để bé chỉ có thể hiểu hay nhớ một vài yêu cầu ngắn như: “Ăn cơm”, “Đi tắm”, “Đi chơi”,… . Thế nên khi dạy con nhà mình, tốt nhất là cha mẹ phải giải thích thật rõ ràng các yêu cầu của mình cho trẻ.

*
Thường xuyên trò chuyện là phương pháp dạy trẻ 3 tuổi thông minh.

Đồng thời, hướng dẫn trẻ cách thức hoàn thành yêu cầu của bạn. Từ đó trẻ sẽ nắm bắt được việc nhận thông tin và xử lý thông tin một cách trọn vẹn. Lý tưởng hơn là giải thích khi bé thực hiện yêu cầu này sẽ tốt cho bé như thế nào.

2.7 Dạy trẻ lên 3 bằng các phần thưởng kích lệ

Ngoài động viên khích lệ, phụ huynh còn cần phải có những phần thưởng thú vị cho bé. Thúc đẩy bé làm những việc có ích cho sức khỏe, hoạt động, phát triển của bé.

Phần thưởng này góp phần giáo dục trẻ 3 tuổi năng nổ hơn trong các hoạt động nhằm đạt được điều bé mong muốn bằng chính sức mình, tạo niềm tự hào từ sâu bên trong bé. Thông qua hoạt động trao thưởng, bé cũng hình thành tư duy trau dồi kiến thức để công sức được ươm mầm và nỗ lực tạo ra thành tựu hoàn mỹ nhất dựa trên khả năng của bé.

Tuy nhiên phần thưởng không nên có giá trị quá lớn, hay cho bé quá thường xuyên bởi như thế sẽ khiến bé không còn nhiều bất ngờ, bé mặc định với việc được thưởng. Phần thưởng trong quá trình nuôi dạy con là rất cần thiết, dù là dạy trẻ lên 3 hay bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên nên được tối ưu một cách hợp lý.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.