Điểm Rèn Luyện Là Gì Đến Bằng Tốt Nghiệp Đại Học? Điểm Rèn Luyện Là Gì

1. Xem xét, đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên là đánh giá ý thức, thái độ của sinh viên theo các mức điểm đạt được trên các mặt:

a) Ý thức tham gia học tập;

b) Ý thức chấp hành nội quy, quy chế, quy định trong nhà trường;

c) Ý thức tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội;

d) Ý thức công dân trong quan hệ cộng đồng;

đ) Ý thức và kết quả tham gia công tác cán bộ lớp, các đoàn thể, tổ chức khác trong cơ sở giáo dục đại học hoặc sinh viên đạt được thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện.

Bạn đang xem: Điểm rèn luyện là gì

2. Điểm rèn luyện được đánh giá bằng thang điểm 100 và không vượt quá 100 điểm dựa trên nội dung Bảng đánh giá rèn luyện của sinh viên kèm theo quy định này.

II.Phân loại kết quả rèn luyện

1. Kết quả rèn luyện được phân thành các loại: xuất sắc, tốt, khá, trung bình, yếu và kém.

2. Phân loại kết quả rèn luyện:

a) Từ 90 đến 100 điểm: loại xuất sắc;

b) Từ 80 đến dưới 90 điểm: loại tốt;

c) Từ 65 đến dưới 80 điểm: loại khá;

d) Từ 50 đến dưới 65 điểm: loại trung bình;

đ) Từ 35 đến dưới 50 điểm: loại yếu;

e) Dưới 35 điểm: loại kém.

III. Phân loại để đánh giá

1. Tại học kỳ sinh viên bị kỷ luật mức khiển trách, khi đánh giá kết quả rèn luyện không được vượt quá loại khá.

2. Tại học kỳ sinh viên bị kỷ luật mức cảnh cáo, khi đánh giá kết quả rèn luyện không được vượt quá loại trung bình.

3. Sinh viên bị kỷ luật mức đình chỉ học tập không được đánh giá rèn luyện trong thời gian bị đình chỉ.

4. Sinh viên bị kỷ luật mức buộc thôi học không được đánh giá kết quả rèn luyện.

5. Sinh viên hoàn thành chương trình học và tốt nghiệp chậm so với quy định của khóa học thì tiếp tục được đánh giá kết quả rèn luyện trong thời gian đang hoàn thành bổ sung chương trình học và tốt nghiệp, tùy thuộc vào nguyên nhân để quy định mức đánh giá rèn luyện tại kỳ bổ sung.

6. Sinh viên khuyết tật, tàn tật, mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc cha hoặc mẹ, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn có xác nhận của địa phương theo quy định đối với những hoạt động rèn luyện không có khả năng tham gia hoặc đáp ứng yêu cầu chung thì được ưu tiên, động viên, khuyến khích, cộng điểm khi đánh giá kết quả rèn luyện qua sự nỗ lực và tiến bộ của sinh viên tùy thuộc vào đối tượng và hoàn cảnh cụ thể.

7. Sinh viên nghỉ học tạm thời được bảo lưu kết quả rèn luyện sẽ được đánh giá kết quả rèn luyện khi tiếp tục trở lại học tập theo quy định.

8. Sinh viên đồng thời học hai chương trình đào tạo sẽ được đánh giá kết quả rèn luyện tại đơn vị quản lý chương trình thứ nhất và lấy ý kiến nhận xét của đơn vị quản lý chương trình thứ hai làm căn cứ, cơ sở để đánh giá thêm. Trường hợp chương trình thứ nhất đã hoàn thành thì đơn vị quản lý chương trình thứ hai sẽ tiếp tục được đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên.

9. Sinh viên chuyển trường được sự đồng ý của Hiệu trưởng hai cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả rèn luyện của cơ sở giáo dục đại học cũ khi học tại cơ sở giáo dục đại học mới và tiếp tục được đánh giá kết quả rèn luyện ở các học kỳ tiếp theo.

IV. Quy trình đánh giá kết quả rèn luyện

1. Đầu mỗi học kỳ chính, Cố vấn học tập của lớp sinh viên tổ chức sinh hoạt lớp để phổ biến, hướng dẫn việc đánh giá rèn luyện đến từng thành viên trong lớp. Buổi sinh hoạt lớp phải có biên bản theo mẫu và danh sách sinh viên tham dự kèm theo.

2. Cuối mỗi học kỳ chính, sinh viên căn cứ vào kết quả rèn luyện của bản thân, tự đánh giá theo mức điểm chi tiết do cơ sở giáo dục đại học quy định.

3. Cố vấn học tập cùng với Ban cán sự lớp linh hoạt cách thức tổ chức để họp lớp, tiến hành xem xét và thông qua mức điểm đánh giá của từng sinh viên. Buổi sinh hoạt lớp phải có sự tham gia của Cố vấn học tập, Cố vấn học tập gửi kết quả đánh giá rèn luyện của lớp kèm theo biên bản sinh hoạt lớp về Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên cấp khoa (sau đây gọi tắt là Hội đồng cấp khoa).

4. Hội đồng cấp khoa họp xét, thống nhất, báo cáo Trưởng khoa thông qua và gửi kết quả lên Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên cấp trường (sau đây gọi tắt là Hội đồng cấp trường).

5. Hội đồng cấp trường họp xét, thống nhất trình Hiệu trưởng xem xét và quyết định công nhận kết quả.

6. Kết quả đánh giá, phân loại rèn luyện của sinh viên phải được công bố công khai và thông báo cho sinh viên biết trước 20 ngày trước khi ban hành quyết định chính thức.

V. Sử dụng kết quả rèn luyện

1. Kết quả đánh giá rèn luyện từng học kỳ, năm học của sinh viên được lưu trong hồ sơ quản lý sinh viên của trường.

2. Kết quả đánh giá rèn luyện được sử dụng trong việc xét duyệt học bổng, xét khen thưởng - kỷ luật, xét thôi học, ngừng học, xét lưu trú ký túc xá, xét giải quyết việc làm thêm, xét miễn giảm chi phí, dịch vụ và sinh hoạt trong ký túc xá và các ưu tiên khác tùy theo quy định của cơ sở giáo dục đại học.

3. Kết quả đánh giá rèn luyện toàn khóa học của sinh viên được lưu trong hồ sơ quản lý sinh viên của cơ sở giáo dục đại học, làm căn cứ để xét thi tốt nghiệp, làm luận văn hoặc khóa luận tốt nghiệp.

4. Kết quả đánh giá rèn luyện từng học kỳ được ghi chung vào bảng điểm kết quả học tập và lưu trong hồ sơ của sinh viên khi tốt nghiệp ra trường.

5. Sinh viên có kết quả rèn luyện xuất sắc được Nhà trường xem xét biểu dương, khen thưởng.

6. Sinh viên bị xếp loại rèn luyện yếu, kém trong hai học kỳ liên tiếp thì phải tạm ngừng học ít nhất một học kỳ ở học kỳ tiếp theo và nếu bị xếp loại rèn luyện yếu, kém hai học kỳ liên tiếp lần thứ hai thì sẽ bị buộc thôi học.

NỘI DUNG, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ KHUNG ĐIỂM

Tiêu chí 1: Đánh giá về ý thức tham gia học tập

Tổng các nội dung có thể nhiều hơn 20 điểm nhưng tối đa được tính là 20 điểm

Nội dung đánh giá và mức điểm

Điểm tối đa

Kết quả học tập

12 điểm

- Xuất sắc

+12 điểm

- Giỏi

+10 điểm

- Khá

+8 điểm

- Trung bình

+6 điểm

1.2.

Điểm học tập tăng so với học kỳ trước

(Trường hợp sinh viên đạt điểm trung bình học kỳ là 4.0/4.0, sinh viên vẫn được ghi nhận điểm cộng)

3 điểm

1.3.

Thành viên CLB học thuật

3 điểm

1.4.

Tham gia hoạt động học thuật và tương đương

20 điểm

- Cấp Quốc gia

+12 điểm

- Cấp Thành phố

+10 điểm

- Cấp trường

+5 điểm

- Cấp khoa

+3 điểm

- Đơn vị ngoài trường

+4 điểm

- SV tham gia và có giải thưởng được cộng thêm 4 điểm

- SV là BTC/ CTV tổ chức được cộng thêm 01 điểm

1.5.

Tham gia hội thảo chuyên đề, hội thảo NCKH

20 điểm

- Cấp Trường

+5 điểm/CĐ

- Cấp Khoa

+3 điểm/CĐ

- SV là BTC/ CTV tổ chức được cộng thêm 01 điểm

1.6.

Vi phạm quy chế học vụ

-5 điểm/lần

-20 điểm

1.7.

Bị cấm thi

-5 điểm/HP

-20 điểm

Tiêu chí 2: Đánh giá về ý thức chấp hành nội quy, quy chế, quy định trong Nhà trường

Tổng các nội dung điểm trừ có thể nhiều hơn 25 điểm nhưng điểm trừ tối đa được tính là -25 điểm

Nội dung đánh giá

Điểm tối đa

2.

Xem thêm: Chi tiết cách tra cứu điểm thi vào 10 là gì, tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2023

1.

Mỗi sinh viên được điểm mặc định

25 điểm

2.2.

Điểm trừ do vi phạm nội quy, quy chế bị xử lý kỷ luật (cho một lần vi phạm)

-25 điểm

- Không tham gia SHCD

-5 điểm

- Không tham gia BHYT

-5 điểm

- Trang phục không nghiêm túc

-5 điểm

- Không giữ vệ sinh trường, lớp:

-5 điểm

- Không đeo thẻ SV khi đến trường

-5 điểm

- Hút thuốc không đúng nơi quy định

-5 điểm

- Không cập nhật thông tin sinh viên/ thông tin ngoại trú sinh viên

-5 điểm

- Không tham gia các khảo sát

-5 điểm

- Không hoàn thiện hồ sơ sinh viên theo quy định

-5 điểm

- Vi phạm kỷ luật khiển trách

-10 điểm

- Vi phạm nội quy, quy chế khác

-5 điểm

Tiêu chí 3: Ý thức tham gia các hoạt động Sinh viên, hoạt động chính trị, xã hội, VHVN, TDTT, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội

Tổng các nội dung có thể nhiều hơn 20 điểm nhưng tối đa được tính là 20 điểm

Nội dung đánh giá

Điểm tối đa

3.1.

Tham gia xây dựng đóng góp cho Khoa, Trường, quảng bá hình ảnh nhà trường thông qua các hoạt động (có minh chứng cụ thể)

3 điểm

3.2.

Tham gia hoạt động phong trào, ngoại khoá

30 điểm

- Cấp trường

+3 điểm/HĐ

- Cấp khoa

+2 điểm/HĐ

- Cấp CLB do CLB/lớp tổ chức

+1 điểm/HĐ

- Hoạt động tại địa phương (SV nộp minh chứng để được ghi nhận)

+2 điểm/HĐ

- Sinh viên đăng ký nhưng không tham dự hoạt động đã đăng ký

-5 điểm/lần

- SV tham gia và đạt giải được cộng thêm 03 điểm

- SV là BTC/ CTV tổ chức được cộng thêm 01 điểm

3.3.

Thành viên sinh hoạt thường xuyên tại các CLB Sinh viên (trừ CLB học thuật và CLB thiện nguyện)

3 điểm

Tiêu chí 4: Ý thức công dân trong quan hệ cộng đồng

Tổng các nội dung có thể nhiều hơn 25 điểm nhưng tối đa được tính là 25 điểm

Nội dung đánh giá

Điểm tối đa

4.1.

Mỗi sinh viên nhận được điểm mặc định

15 điểm

4.2.

Điểm trừ do vi phạm nội quy, quy chế bị xử lý kỷ luật (cho một lần vi phạm, có biên bản xử lý)

- 20 điểm

- Phát ngôn không chuẩn mực trên mạng xã hội

-10 điểm

- Gây rối, làm mất an ninh chính trị xã hội

-10 điểm

- Vi phạm quy định địa phương nơi cư trú

-5 điểm

- Vi phạm luật an toàn giao thông

-5 điểm

4.3.

Tham gia các hoạt động tình nguyện, các dự án tình nguyện trong do Khoa/Trường tổ chức

20 điểm

- Cấp trường

+3 điểm/HĐ

- Cấp Khoa

+2 điểm/HĐ

- Hoạt động tại địa phương hoặc ngoài trường (SV nộp minh chứng để được ghi nhận)

+2 điểm/HĐ

- SV là BTC/ CTV tổ chức được cộng thêm 01 điểm

4.4.

Thành viên CLB thiện nguyện

3 điểm

Tiêu chí 5: Năng lực tổ chức

Tổng các nội dung có thể nhiều hơn 10 điểm nhưng điểm tối đa được tính là 10 điểm

Nội dung đánh giá

Điểm tối đa

5.1.

Ban cán sự lớp, Cán bộ Đoàn/Hội, Ban chủ nhiệm CLB sinh viên, Hội đồng sinh viên quốc tế, Tổ trưởng tổ chuyên môn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

(Phải có quyết định hoặc văn bản công nhận chức vụ từ đầu năm học, nếu 1 người giữ vai trò kiêm nhiệm sẽ tính ở chức vụ cao nhất)

+10 điểm

10 điểm

5.2.

Ban cán sự lớp, Cán bộ Đoàn/Hội, Ban chủ nhiệm CLB sinh viên, Hội đồng sinh viên quốc tế, Tổ trưởng tổ chuyên môn hoàn thành tốt nhiệm vụ

(Phải có quyết định hoặc văn bản công nhận chức vụ từ đầu năm học, nếu 1 người giữ vai trò kiêm nhiệm sẽ tính ở chức vụ cao nhất)

+5 điểm

5 điểm

5.3.

Sinh viên KHÔNG phải là Ban cán sự lớp, Cán bộ Đoàn/Hội, Ban chủ nhiệm CLB sinh viên, Hội đồng sinh viên quốc tế, Tổ trưởng tổ chuyên môn các cấp hỗ trợ tích cực và tham gia các hoạt động chung của lớp, tập thể, Khoa, Viện, Trung tâm và Nhà trường.

(Theo danh sách đề nghị của các đơn vị)

+3 điểm

3 điểm

5.4.

Sinh viên tham gia các hoạt động kỹ năng do Khoa/Trường tổ chức

10 điểm

- Cấp trường

+3 điểm/HĐ

- Cấp Khoa

+2 điểm/HĐ

-Hoạt động tại địa phương hoặc ngoài trường (SV nộp minh chứng để được ghi nhận)

+2 điểm/HĐ

- SV là BTC/ CTV tổ chức được cộng thêm 01 điểm

5.5

Điểm trừ: Cán bộ lớp, đoàn, hội không thực hiện nhiệm vụ được phân công, không tham gia các cuộc họp theo thông báo huy động của Khoa, Trường.

- 3 điểm/lần

- 10 điểm

6. Các nội dung khuyến khích cộng thêm

Tổng điểm cộng thêm không quá 10 điểm

STT

Nội dung đánh giá

Điểm tối đa

6.1.

Sinh viên được khen thưởng (có quyết định kèm theo)

10 điểm

- Khen thưởng cấp quốc gia, cấp Bộ

+10 điểm

- Khen thưởng cấp tỉnh/thành phố

+8 điểm

- Khen thưởng cấp trường/quận, huyện

+6 điểm

6.2.

- Sinh viên được biểu dương, giấy chứng nhận thành tích (không có quyết định kèm theo)

+5 điểm

6.3.

Khen thưởng đột xuất khác

+5 điểm

6.4.

Các trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt

(SV nộp minh chứng để được ghi nhận)

10 điểm

- Sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ

+10 điểm

- Sinh viên khuyết tật, khó khăn trong đi lại và sinh hoạt

+10 điểm

- Sinh viên được nhận học bổng toàn phần hoặc bán phần phải xét điều kiện duy trì mỗi học kỳ.

Cho tôi hỏi điểm rèn luyện có ảnh hưởng tới bằng tốt nghiệp đại học không theo quy định của pháp luật? Rất mong được TVPL hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Cảm ơn TVPL rất nhiều.
*
Nội dung chính

Thế nào là điểm rèn luyện?

Hiện nay, khái niệm điểm rèn luyện không được định nghĩa ở bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào. Theo cách hiểu thông thường thì điểm rèn luyện là điểm số dùng để đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cũng như mức độ tích cực của sinh viên trong việc tham gia các hoạt động, phong trào.

Điểm rèn luyện thường được sử dụng để:

- Đánh giá và phân loại kết quả rèn luyện của sinh viên theo từng học kỳ, từng năm học và toàn khóa học.

- Xét duyệt học bổng, xét khen thưởng - kỷ luật, xét thôi học, ngừng học, xét lưu trú kí túc xá và các ưu tiên khác trong quy định của trường.

- Căn cứ xét thi tốt nghiệp, làm luận văn hoặc khóa luận tốt nghiệp; được ghi chung vào bảng điểm kiết quả học tập và lưu trong hồ sơ người học khi tốt nghiệp ra trường.

*

Thế nào là điểm rèn luyện? Điểm rèn luyện có ảnh hưởng gì đến bằng tốt nghiệp đại học không?

Điểm rèn luyện có ảnh hưởng đến bằng tốt nghiệp đại học không?

Theo Điều 14 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

- Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;

- Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;

- Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.

Hạng tốt nghiệp được xác định căn cứ vào điểm trung bình tích lũy toàn khoá. Hạng tốt nghiệp của sinh viên có điểm trung bình tích lũy loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu thuộc một trong các trường hợp:

- Khối lượng của các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;

- Sinh viên đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học (đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên)

Theo đó, nếu sinh viên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập thì sinh viên sẽ được xét tốt nghiệp dựa trên điểm trung bình tích lũy, không bị phụ thuộc quá nhiều vào điểm rèn luyện.

Khi sinh viên có điểm có điểm tích lũy loại giỏi/xuất sắc nhưng lại có điểm rèn luyện thấp do đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên thì mới bị giảm hạng tốt nghiệp.

Quy định về việc xử lý vi phạm đối với sinh viên?

Đối với quy định về việc xử lý vi phạm đối với sinh viên thì tại Điều 20 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định cụ thể như sau:

(1) Sinh viên có gian lận trong thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập sẽ bị xử lý kỷ luật đối với từng học phần đã vi phạm theo các quy định của Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

(2) Sinh viên thi hộ hoặc nhờ người thi hộ đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập 01 năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.

(3) Người học sử dụng hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ giả làm điều kiện trúng tuyển hoặc điều kiện tốt nghiệp sẽ bị buộc thôi học; văn bằng tốt nghiệp nếu đã được cấp sẽ bị thu hồi, huỷ bỏ.

Quy định về việc xây dựng Quy chế của cơ sở giáo dục đào tạo?

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định cụ thể như sau:

(1) Căn cứ Quy chế này và các quy định hiện hành khác có liên quan, hiệu trưởng cơ sở đào tạo có trách nhiệm:

- Chỉ đạo xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy chế đào tạo của cơ sở đào tạo trên cơ sở tư vấn của hội đồng khoa học và đào tạo và các quy định quản lý nội bộ; cụ thể hóa và có thể yêu cầu cao hơn nhưng không trái với các quy định của Quy chế này;

- Ban hành các quyết định tổ chức đào tạo chính quy, vừa làm vừa học, liên kết đào tạo, đào tạo liên thông (nếu có) bảo đảm đầy đủ các yêu cầu theo Quy chế này; trong đó phải ghi rõ tên ngành, hình thức đào tạo, đối tượng, chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh, địa điểm đào tạo, cơ sở phối hợp đào tạo và các thông tin khác có liên quan;

- Tổ chức phổ biến, hướng dẫn cho sinh viên quy chế của cơ sở đào tạo và các quy định liên quan đến quá trình học tập, các quy định về nghĩa vụ và quyền lợi của sinh viên ngay đầu khóa học;

- Tổ chức kiểm tra, thanh tra nội bộ việc thực hiện kế hoạch, chương trình, quy chế của cơ sở đào tạo và các nhiệm vụ khác liên quan đến đào tạo; chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có thẩm quyền theo các quy định hiện hành.

(2) Cơ sở đào tạo thực hiện giải trình theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x