750 Điểm Thi Đại Học Trung Quốc Thi Đại Học Được 681/750 Điểm

Sau kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2018, Thẩm Quyên, một học sinh ở Tứ Xuyên, Trung Quốc nhận được kết quả thi là 47/750 điểm. Là học sinh giỏi trong nhiều năm liền, số điểm này của Thẩm Quyên khiến nhiều người bất ngờ. Ông nội cô bé cũng vì thế mà đã đến trường để yêu cầu xem lại điểm số. Cùng với thầy hiệu trưởng trường, 2 ông cháu đã đến Cục Giáo dục ở địa phương và yêu cầu phúc khảo, kiểm tra lại bài thi. Tuy nhiên sự thật sau đó khiến ông nội Thẩm Quyên và nhiều người chứng kiến không khỏi bất ngờ.

Bạn đang xem: 750 điểm thi đại học trung quốc

1. Cô bé nghèo học giỏi và mong ước giản đơn của ông nội

Thẩm Quyên từ bé đã sống cùng với ông bà nội tại một ngôi làng hẻo lánh thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Vì hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ cô bé phải sớm rời núi, đi làm thuê bên ngoài để kiếm tiền nuôi gia đình. Nơi bố mẹ Thẩm Quyên làm việc rất xa, để tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại, hai vợ chồng vài năm mới về thăm nhà một lần.

Thiếu vắng tình thương từ cha mẹ, ông bà nội dần trở thành chỗ dựa tinh thần của Thẩm Quyên. Nhìn thấy ông bà ốm yếu nhưng vẫn phải làm việc vất vả để nuôi mình, cô bé hiểu chuyện chỉ có thể giấu đi nỗi buồn, cố gắng học hành và phụ giúp một số công việc trong nhà.

Tuy nhiên, một biến cố vào năm 2012 lại khiến cho cuộc sống của Thẩm Quyên càng thêm khó khăn. Tháng 11 năm đó, cha mẹ của cô bị tai nạn và qua đời. Ông nội già yếu trở thành trụ cột của gia đình, phải làm việc cật lực từ sáng sớm đến tối mịt để có thể nuôi cháu gái đến trường.


Ảnh minh họa: Toutiao

Nhìn thấy sự vất vả của ông nội, Tiểu Quyên lúc đó mới 11 tuổi đã muốn nghỉ học để đi làm phụ giúp ông bà. Dẫu vậy, ý định này của cô bé đã bị ông nội phản đối kịch liệt. Ông muốn Thẩm Quyên chăm chỉ học tập để có thể đỗ vào một trường đại học tốt. Có như vậy, tương lai của cô bé mới có thể đi ra khỏi vùng quê nghèo này và có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Không phụ sự kỳ vọng của ông nội, trong kỳ thi tuyển sinh cấp ba năm 2015, Thẩm Quyên được nhận vào một trường trọng điểm của quận với kết quả xuất sắc. Ông nội cô bé vô cùng phấn khởi bởi khi được học ở ngôi trường này, khả năng đậu đại học của Thẩm Quyên là rất cao.

2. Nỗi lòng của cô cháu gái hiếu thảo

Dù có thành tích học tập tốt, song Thẩm Quyên vẫn luôn cảm thấy mình là gánh nặng kinh tế của ông bà nội. Khao khát được vào đại học của cô rất lớn nhưng mong muốn đi làm kiếm tiền và phụ giúp ông bà của cô càng lớn hơn. Bởi vậy nên lúc thi đại học, trong khi các học sinh khác đều miệt mài làm bài thì Thẩm Quyên chỉ cầm bút lên rồi lại đặt xuống. Thực tế, cô có thể hoàn thành tốt bài thi nhưng lại chỉ làm một vài bài cơ bản.

Vào tháng 7 năm 2018, khi kết quả của kỳ thi tuyển sinh đại học được công bố, Thẩm Quyên không quá bất ngờ về số điểm 47 của mình. Tuy nhiên, ông nội cô cho rằng điểm thi có sai sót nên đã đến trường và nhờ giáo viên kiểm tra lại. Sau khi kiểm tra, điểm của Thẩm Quyên vẫn rất thấp khiến không chỉ ông nội mà hiệu trưởng cũng tin rằng hệ thống cập nhật sai điểm. Bởi ngay cả học sinh có học lực kém nhất lớp cũng có điểm số cao hơn của Thẩm Quyên.

Vì vậy, hiệu trưởng đã đưa ông nội và Thẩm Quyên đến Cục giáo dục tại địa phương để yêu cầu được phúc khảo bài thi. Tuy nhiên sau khi kiểm tra, nhân viên của Cục giáo dục đã xem xét điểm và cho biết không có sai sót nào xảy ra trong quá trình chấm điểm và cập nhật điểm lên hệ thống. Lúc này, Thẩm Quyên mới òa khóc và nói với ông nội rằng điểm thi của cô hoàn toàn chính xác. Cô đã cố tình không hoàn thành bài thi vì không muốn học đại học, không muốn ông nội phải vất vả vì học phí của mình.



Ảnh minh họa: Toutiao

Dưới ánh mắt khó hiểu của mọi người, Thẩm Quyên thừa nhận cô muốn đi làm sớm để giúp ông nội chia sẻ áp lực kinh tế gia đình. Chứng kiến cảnh này, tất cả những người có mặt đều cảm động rơi nước mắt. Ông nội của Thẩm Quyên mặc dù không hài lòng nhưng cũng không trách cháu gái lấy nửa lời. Thay vào đó, ông cụ buồn bã tự trách móc bản thân vì không thể cho cháu gái một cuộc sống tốt hơn.

3. Viết tiếp giấc mơ đại học còn dang dở

Thương cho hoàn cảnh của học sinh, thầy hiệu trưởng đề nghị Thẩm Quyên nên quay lại trường học thêm một năm nữa và tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học vào năm sau. Thầy hiệu trưởng cũng cho biết ông có thể xin giảm hoặc miễn học phí cho Thẩm Quyên và khuyên cô bé không nên quá lo lắng về học phí bởi hiện nay có rất nhiều học bổng và khoản vay dành cho sinh viên đại học. Sau khi nghe những lời khuyên đó, Thẩm Quyên cũng suy nghĩ tích cực hơn và quyết tâm học tập để thi lại đại học.



Ảnh minh họa: Toutiao

Sau đó, câu chuyện của Thẩm Quyên được lan truyền trên mạng xã hội. Nhiều mạnh thường quân đã liên hệ trực tiếp với phòng giáo dục địa phương, bày tỏ muốn trợ cấp cho Thẩm Quyên đi học lại và lo hết chi phí học đại học của cô bé sau này.

Vào ngày 6 tháng 6 năm 2019, Thẩm Quyên lần thứ 2 tham dự kỳ thi cao khảo. Lần này, cô bé năm nào giờ đã tự tin hơn với ước mơ học đại học của mình. Cô hoàn thành bài thi thật tốt và xuất sắc trúng tuyển vào Đại học Sư phạm Tứ Xuyên. Sau 4 năm đại học, đến nay, Thẩm Quyên cuối cũng cũng đã hoàn thành ước nguyện của ông nội là rời khỏi vùng quê nghèo để đến với những chân trời mới tươi sáng hơn để lập nghiệp. Câu chuyện về Thẩm Quyên đến nay vẫn thường được nhắc đi nhắc lại mỗi khi kỳ thi đại học sắp diễn ra tại Trung Quốc. Cô được xem như một tấm gương về sự hiếu thảo, vượt khó học giỏi.

Vương Đoan Bằng là thủ khoa ĐH năm 2004 ở Trung Quốc với 749/750 điểm. Sở hữu mức lương 300.000-400.000 NDT/năm (980-1,3 tỷ đồng), anh từng khiến báo chí tốn không ít giấy mực.


Nỗ lực không ngừng nghỉ

Vương Đoan Bằng (SN 1987) sinh ra trong gia đình bố mẹ đều là giáo viên ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. So với bạn bè đồng trang lứa, từ nhỏ anh đã nổi bật bởi sự thông minh, nhanh nhẹn.

Có nền tảng giáo dục tốt từ gia đình, Vương Đoan Bằng ý thức được tầm quan trọng của việc học. Anh biết cách cân bằng thời gian giữa việc học, đọc sách và tham gia hoạt động khóa.

Vương Đoan Bằng thích thể thao, thường chơi bóng rổ, cầu lông tại trường. Mặc dù dành nhiều thời gian cho việc học, nhưng anh ý thức không có sức khỏe, bản thân không thể làm gì.

Cuối tuần, Vương Đoan Bằng có thói quen đạp xe đến thư viện TP mượn sách. Anh thích đọc sách Triết học phương Tây, Vật lý, Văn học hiện đại. Vương Đoan Bằng cho rằng, chỉ có sách mới truyền cảm hứng giúp anh tháo gỡ khó khăn, thay đổi góc nhìn và giải quyết vấn đề.

12 năm học, anh luôn nằm top học sinh có thành tích cao nhất của trường, lớp. Lên cấp 3, Vương Đoan Bằng đạt nhiều giải thưởng học sinh giỏi cấp tỉnh: Giải Nhất Olympic Toán quốc gia, giải Nhì Olympic Sinh học toàn quốc và giải Ba Olympic Hóa học toàn quốc… Do đó, Vương Đoan Bằng xác định rõ mục tiêu tập trung ôn thi ĐH 3 môn Toán, Lý, Hóa.

Sau khi hạ quyết tâm, anh chăm chỉ học ngày đêm. Tan học, Vương Đoan Bằng không nghỉ ngơi mà tiếp tục làm bài tập và học đến khuya. Thời gian sau, anh bị mất ngủ trầm trọng, vẫn cố chấp cho rằng chưa hoàn thiện bài tập sẽ cảm thấy không an tâm.

Xem thêm: Xét Nghiệm Huyết Học Gồm Những Gì, Khi Nào Bạn Cần Làm Xét Nghiệm Huyết Học

Vào một ngày, cơ thể có dấu hiệu ‘biểu tình’, khi anh đến lớp chân đứng không vững. Giáo viên lo lắng, khuyên Vương Đoan Bằng đừng cố quá vì sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Anh chỉ đáp lại: "Em còn nhiều thứ phải học, nếu không cố gắng sẽ muộn".

Sau đó, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, Vương Đoan Bằng sắp xếp lịch học hợp lý và hiệu quả hơn. Điều này giúp ích cho anh trong kỳ thi tuyển sinh ĐH.

Thủ khoa đại học đạt 749/750 điểm

Năm 2004, Vương Đoan Bằng tham gia kỳ thi tuyển sinh ĐH với điểm số cao nhất tỉnh 729/750. Trong đó, anh đạt 300 điểm tổ hợp môn Tự nhiên, Toán 149 điểm, tiếng Trung 138 điểm và tiếng Anh 142 điểm.

Do đạt giải Olympic quốc gia nên Vương Đoan Bằng được cộng thêm 20 điểm, nâng tổng số lên thành 749/750 điểm. Anh trở thành thủ khoa đạt điểm cao trong lịch sử thi ĐH tại Trung Quốc. Vương Đoan Bằng chọn chuyên ngành Hóa học tại ĐH Thanh Hoa.

*
Vương Đoan Bằng thủ khoa ĐH ở Trung Quốc năm 2004. Ảnh: Sohu.

Sau khi tốt nghiệp ĐH, vì cảm thấy kiến thức chưa đủ, nên anh tiếp tục sang Mỹ học thạc sĩ và tiến sĩ tại ĐH Stanford. Sau khi có bằng tiến sĩ, anh được ĐH Stanford giữ lại, nhiều Viện Nghiên cứu và trường học mời về làm việc với mức lương mỗi năm hàng chục triệu USD, nhưng anh vẫn từ chối.

Trước khi về nước, anh khởi nghiệp kinh doanh và đạt được một số thành tựu nhất định. Nhưng khi sự nghiệp kinh doanh đang phát triển, Vương Đoan Bằng quyết định dừng lại về Trung Quốc. Anh gia nhập Viện Khoa học Trung Quốc, trở thành nhà nghiên cứu Hóa học Polyme ứng dụng.

Nói về lần trở lại, anh cho biết: “Đất nước cho tôi cơ hội ra nước ngoài học, nên tôi sẽ trở về để báo đáp”. "Mỗi người đều có sự lựa chọn và tôi có ánh sáng của riêng mình từng khao khát”, anh nói thêm.

Mức lương gây tranh cãi

Quyết tâm về nước cống hiến, Vương Đoan Bằng nhận được sự hưởng ứng đông đảo của người dân. Nhưng mức lương anh nhận về cũng khiến nhiều người quan tâm. Theo đó, hàng năm Vương Đoan Bằng nhận được mức lương khoảng 300.000-400.000 NDT (khoảng 980-1,3 tỷ đồng).

Sở hữu mức lương này, Vương Đoan Bằng từng trở thành chủ đề gây tranh cãi trên mạng xã hội. Báo chí cũng không ít lần tốn giấy mực bàn tán, so sánh anh với Hà Bích Ngọc - thí sinh đạt điểm tuyệt đối thi ĐH ở Trung Quốc 750/750.

Liên quan đến mức lương nhận được gây ra nhiều tranh cãi, Vương Đoan Bằng chia sẻ không hối tiếc với sự lựa chọn. Anh vui vì được sử dụng kiến ​​​​thức và tài năng của mình đóng góp, xây dựng và phát triển đất nước, theo Sohu.

Trong quá trình làm việc tại Viện Khoa học Trung Quốc, Vương Đoan Bằng đạt nhiều giải thưởng danh giá như: Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Thanh niên Trung Quốc, Giải thưởng Nhà khoa học trẻ xuất sắc của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc…

Những năm gần đây, vì để chuyên tâm vào nghiên cứu, Vương Đoan Bằng không xuất hiện trước truyền thông. Nhưng anh vẫn là tấm gương sáng được nhắc đến về học tập, nghiên cứu và sự cống hiến hết mình.



Trung Quốc - Dương Nhân Vinh là thủ khoa ĐH năm 2003. Trượt nhiều môn, anh không thể tốt nghiệp, chỉ làm việc chân tay qua ngày. Sống trong cảnh nợ nần, không có sự nghiệp, anh quyết định cắt đứt liên lạc với gia đình suốt 9 năm.

Đang học tại ĐH Bách khoa Hà Nội, Trịnh Hải Sơn quyết định rẽ hướng để theo đuổi đam mê. Nam sinh Bắc Giang sau đó trở thành thủ khoa đầu ra của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) khi gần 30 tuổi.

Trung Quốc - Trương Hiểu Dũng là thủ khoa ĐH ở Trung Quốc năm 1991. Từ khi tốt nghiệp đến nay, anh chưa từng tìm được công việc đúng chuyên ngành học. Hiện anh làm bảo vệ với mức lương 6,6 triệu/tháng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.