PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC QUAN SÁT, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỰC QUAN LÀ GÌ

Môn Tự nhiên và Xã hội ở trường Tiểu học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, ban đầu về các sự vật - hiện tượng trong tự nhiên - xã hội và các mối quan hệ về cuộc sống, con người xảy ra xung quanh các em. Bên cạnh các môn học Toán, Tiếng Việt, thì môn Tự Nhiên và Xã Hội (TN&XH) bước đầu hình thành và phát triển ở học sinh những kĩ năng như: Tự chăm sóc sức khỏe bản thân, biết ứng xử và đưa ra những quyết định hợp lý trong đời sống để phòng tránh một số bệnh tật và tai nan. Đồng thời môn TN&XH còn giúp học sinh biết quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, diễn đạt những hiểu biết của mình về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội. Không những thế môn TN&XH còn giúp học sinh hình thành và phát triển thái độ và hành vi như: Có ý thực thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Biết yêu thiên nhiên, yêu gia đình, yêu trường, yêu quê hương đất nước và có thái độ thân thiện với thiên nhiên gúp phần bồi dưỡng nhân cách toàn diện cho trẻ.

Bạn đang xem: Phương pháp dạy học quan sát

Hiện nay, cùng với kiến thức cơ bản về con người, về tự nhiên và xã hội, việc giáo dục kĩ năng sống ( KNS ) qua môn TNXH góp phần không chỉ khắc sâu thêm kiến thức của môn học mà còn hình thành thái độ và hành vi tích cực, phù hợp, cần thiết giúp học sinh có thể ứng xử có hiệu quả các tình huống thực tế trong cuộc sống.

Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, việc học tập của học sinh phải dựa trên các hoạt động học tập tích cực, chủ động và sáng tạo, hướng tới sự phát triển năng lực cá nhân thay cho việc học “áp đặt” những kiến thức sẵn có bằng cách dạy học sinh tự học, tự khám phá để chiếm lĩnh kiến thức kết hợp với sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học.

Mà một trong những phương pháp chủ yếu giúp các em học sinh lớp 1 học tốt môn học này chính là phương pháp quan sát. Phương pháp quan sát là phương pháp đặc trưng, thường được sử dụng khi dạy học môn TNXH và đặc biệt là đối với học sinh ở giai đoạn đầu cấp. Phương pháp quan sát giúp học sinh dễ dàng nhận biết hình dạng, đặc điểm bên ngoài của sự vật - hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên và trong cuộc sống.

Đặc biệt, phương pháp quan sát rất phù hợp với tâm sinh lý và trình độ nhận thức của học sinh Tiểu học là tư duy bằng hình tượng và bản tính tò mò, thích khám phá. Vì vậy, giáo viên th­êng h­ướng dẫn học sinh sử dụng các giác quan để tiếp cận trực tiếp tới các sự vật - hiện tượng như­: (Sờ, ngửi, nếm, nghe, nhìn, ….) để lĩnh hội tri thức, học sinh sẽ hứng thú học tập hơn.

Tuy nhiên, trong thực tế, phương pháp quan sát vẫn chưa được sử dụng đúng mực và hiệu quả chưa được như mong muốn. Phương pháp dạy học vẫn còn khô khan, cứng nhắc. Vì vậy các em còn chưa hứng thú với môn học này.

Vấn đề đặt ra là sử dụng phương pháp quan sát như thế nào trong giờ dạy TN&XH để phát huy tính tích cực học tập của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học một cách hiệu quả nhất. Chính vì vậy, trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin đề cập đến vấn đề: “Vận dụng phương pháp quan sỏt trong dạy học tự nhiên và xã hội lớp 1”.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài nhằm giúp giáo viên có thể sử dụng phương pháp quan sát có hiệu quả trong daỵ học môn TN&XH lớp 1. Tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao chất lượng dạy học.

3. Đối tượng - phạm vi

Đối tượng: phương pháp quan sát trong dạy học TN&XH. Phạm vi: Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1.

B. NỘI DUNG

Chương I: Cơ sở lý luận

Theo Le
Nin: Con đường biện chứng của nhận thức chân lý là đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý, sự nhận thức hiện thực khách quan.

Học sinh Tiểu học " dễ nhớ - dễ quên" mức tập trung chú ý của các em còn thấp. Vì vậy, người giáo viên phải tạo hứng thú học tập cho các em, làm cho giờ học có những ấn tượng riêng biệt và phải thường xuyên được thực hành, luyện tập.

Tâm lý trẻ từ 1 - 6 tuổi chưa được ổn định, giàu tình cảm, dễ xúc động, bản tính tò mò, thích khám phá. Các em thích tiếp xúc với các sự vật - hiện tượng gây cảm xúc mạnh. Tuy nhiên, các em cũng chóng chán. Do vậy, trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học, tổ chức cho học sinh đi tham quan thực tế, tăng cường thực hành, để cũng cố, khắc sâu kiến thức.

Như vậy, Sử dụng phương pháp quan sát trong dạy học TN&XH lớp 1 tức là chúng ta đã tạo nền móng khởi đầu cho sự phát triển nhận thức tư duy cho các em.

Chương II: Cơ sở thực tiễn

Ưu điểm:

Phương pháp quan sát là hình thức dạy học GV hướng dẫn học sinh cách sử dụng các giác quan để tri giác trực tiếp, có mục đích các đối tượng trong TN - XH nhằm tiếp nhận thông tin mà không có sự can thiệp vào quá trình diễn biến của các sự vật, hiện tượng đó.

- Phương pháp quan sát được sử dụng phổ biến trong dạy học môn TN-XH

- Quá trình quan sát giúp học sinh nhận biết hình dạng, đặc điểm bên ngoài của cơ thể người, cây cối, một số con vật và các hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày.

- Sử dụng phương pháp quan sát tạo được hứng thú học tập cho học sinh, phù hợp quá trình nhận thức học sinh tiểu học.

- Dạy học sử dụng phương pháp quan sát giúp GV tiết kiệm lời giảng kèm theo ví dụ minh họa làm cho bài giảng sinh động, cụ thể, hấp dẫn.

- Phương pháp quan sát dễ kết hợp các phương pháp khác như phương pháp phân tích, giảng giải, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đàm thoại, làm cho bài giảng không nhàm chán.

2. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng phương pháp quan sát giáo viên cũng gặp một số hạn chế:

- Công tác chuẩn bị đồ dùng dạy học công phu, tốn thời gian, tốn kém.

- Khó phân bố thời gian, dễ bị cháy giáo án.

- Sử dụng phương pháp quan sát đòi hỏi cao sự kết hợp khéo léo với các phương pháp và giáo viên phải quản lý tốt lớp học.

3. Các phương pháp dạy học TN-XH.

Khi dạy học môn TN-XH, GV cần sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Vì mỗi phương pháp đều có những mặt mạnh riêng, tùy theo nội dung bài học mà giáo viên khai thác hợp lý, không nên tuyệt đối một phương pháp nào đó và coi nó như một phương pháp độc tôn.

- Phương pháp quan sát - Phương pháp kể chuyện

- Phương pháp thảo luận - Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp đóng vai - Phương pháp điều tra

- Phương pháp thực hành - Phương pháp ®éng n·o

- Phương pháp thí nghiệm - Phương pháp đóng vai

- Phương pháp thảo luận - Phương pháp trò chơi học tập

Tuy nhiên với đặc trưng của môn học nµy GV cần chú trọng hướng dẫn học sinh biết cách quan sát, nêu thắc mắc, tìm tòi, phát hiện ra những kiến thức mới về TN-XH phù hợp với lứa tuổi các em. Đối tượng quan sát là tranh ảnh, sơ đồ, mẫu vật, mô hình, là khung cảnh gia đình, lớp học, cơ sở ở địa phương, là cây cối, con vật và một số hiện tượng thời tiết cần thiết diễn ra hằng ngày.

4. Tiến trình tổ chức quan sát

B1: Xác định mục đích quan sát

Trong một bài học, không phải mọi kiến thức cần lĩnh hội đều được rút ra từ quan sát. Vì vậy, giáo viên cần xác định rõ việc tổ chức cho học sinh quan sát nhằm đạt mục tiêu, kiến thức, kỹ năng nào?

B2: Lựa chọn đối tượng quan sát

Khi đã xác định được đối tượng quan sát, tuy theo từng nội dung học tập mà giáo viên lựa chọn đối tượng quan sát phù hợp trình độ học sinh và điều kiện của địa phương.

Đối tượng quan sát có thể là các sự vật hiện tượng, các mối quan hệ đang diễn ra trong môi trường tự nhiên - xã hội hoặc các tranh ảnh, mô hình, mẫu vật, sơ đồ, Diễn tả các sự vật hiện tượng đó. Khi lựa chọn đối tượng quan sát giáo viên nên ưu tiên lựa chọn các vật thật để giúp học sinh hình thành biểu tượng sinh động.

Ví dụ 1: Bài 23: Cây hoa ( TN&XH lớp 1. Trang 45 )

Đối tượng quan sát là các cây hoa trong vườn trường.

Ví dụ 2 : Bài 3: Nhận biết các vật xung quanh ( TN&XH lớp 1 trang 8 )

Đối tượng quan sát là các đồ vật trong lớp học.

Khi không có điều kiện quan sát trực tiếp các sự vật - hiện tượng có thể tổ chức cho học sinh quan sát qua tranh ảnh, mô hình, …

Ví dụ 3: Bài 20: An toàn trên đường đi học (TN&XH lớp 1. Trang 42)

Đối tượng quan sát: Tranh ảnh chụp hoặc vẽ các cảnh trên đường đi học có thể gây nguy hiểm hoặc cách tham gia giao thông an toàn được phóng to.

Đối tượng của môn TN&XH rất đa dạng, phong phú và gần gũi với học sinh. Vì vậy, bên cạnh tranh ảnh, mẫu vật, mô hình, Giáo viên cần sử dụng khung cảnh thiên nhiên xung quanh gia đình, trường học và các hoạt động sống ở địa phương để tạo cơ hội cho các em được quan sát trực tiếp.

Ví dụ 4: Bài 18, 19: Cuộc sống xung quanh ( TN&XH lớp 1. Trang 38 - 40)

Tổ chức cho học sinh quan sát cuộc sống ở địa phương vào buổi sáng hoặc buổi chiều.

B3: Tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát

Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh quan sát theo các nhân, theo nhóm hoặc cả lớp, điều này phụ thuộc vào số đồ dùng chuẩn bị được và khả năng quản lý của giáo viên cũng như khả năng tự quản, hợp tác nhóm của học sinh.

Tuỳ theo mục đích và đối tượng quan sát, giáo viên hướng dẫn cho các em sử dụng các giác quan để phán đoán, cảm nhận sự vật hiện tượng (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,…) thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập.

Hệ thống câu hỏi, bài tập đuợc xây dựng dựa trên mục đích quan sát và trình độ hiểu biết của học sinh nhằm:

Hướng học sinh đến đối tượng quan sát

Ví dụ 1: Bài 22: Cây rau ( TN&XH lớp 1. Trang45)

Giáo viên huớng học sinh hướng đến đối tượng quan sát thông qua các câu hỏi:

+Tên cây rau?

+ Nó được trồng ở đâu?

+ Chỉ ra các bộ phận : rể, thân, lá, …

+ Bộ phận nào ăn được?

-Điều khiển tri giác và hướng dẫn tư duy học sinh theo hướng quan sát cần thiết.

- Giúp học sinh phân tích, tổng hợp, khái quát những điều đã quan sát, liên hệ với các đối tượng mà các em đã nhìn thấy rồi rút ra kết luận khách quan, khoa học.

Ví dụ 2: Bài 2: Chúng ta đang lớn ( TN&XH lớp 1. Trang6)

Qua việc quan sát các bức tranh trong sách giáo khoa, học sinh biết được cơ thể chúng ta đang thay đổi như thế nào qua thời gian ( chiều cao, cân nặng, sự hiểu biết, ….) cùng với việc nhìn lại quá trình phát triển của chính cơ thể các em và các bạn trông lớp. Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi:

+ Làm thế nào để biết cơ thể chúng ta đang lớn?

+ Các em thấy sự lớn lên của mỗi người có giống nhau không?

+ Vì sao lại như thế?

+ Làm thế nào để lớn nhanh?

+ ……………………….

B4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả về đối tượng được quan sát

Sau khi quan sát, thu thập thông tin, học sinh xử lý các thông tin thông qua hoạt động ( phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, nhận xét, …) để rút ra kết luận khoa học về các đối tượng.

Hình thức báo cáo có thể bằng lời, phiếu học tập, hay phương tiện dạy học. Giáo viên tổ chức cho học sinh hoàn thiện các kiến thức, kỹ năng và bổ sung các kiến thức cần thiết.

Ví dụ: Bài 29: Nhận biết cây cối và con vật ( TN&XH lớp 1. Trang60 )

Sau khi quan sát cây cối trong vườn trường và các con vật, học sinh sẽ có các thông tin: Các loại cây rau, cây hoa, cây gỗ, với những đặc điểm phân biệt và nhận diện chúng. Biết các con vật: cá, mèo, gà, muỗi, dán, với đặc điểm về kích thước và hình dáng.

Qua phân tích, so sánh học sinh rút ra kết luận:

- Cây cối có nhiều loại như: Cây rau, cây hoa, cây gỗ, … Các loại cây này có thể khác nhau về hình dạng, kích thước, nhưng chúng đều có: rễ, thân, lá.

- Có nhiều loại động vật, chúng khác nhau về hình dạng, kích thước, môi trường sống, nhưng chúng đều có đầu, mình và cơ quan di chuyển. Có động vật có ích và động vật có hại.

Chương III: Thực trạng của việc sử dụng phương pháp quan sát trong dạy học môn TNXH.

1. Mục tiêu chương trình môn TNXH lớp 1

a. Mục tiêu chung

Giúp học sinh:

Sơ lược về cơ thể người, giữ vệ sinh cá nhân, vui chơi an toàn.

Các thành viên trong gía đình, lớp học.

Tập quan sát một số cây, con vật, các hiện tượng tự nhiên – xã hội.

Hiểu được sự thay đổi của thời tiết.

Giáo dục KNS sống cho học sinh: Tự nhận thức và xác định được giá trị của bản thân mình, biết nắng nghe, ứng xử phù hợp ở một số tình huống có liên quan đến sức khỏe của bản thân, các quan hệ trong gia đình, nhà trường, trong tự nhiên và xã hội. Biết tìm kiếm, xử lí thông tin và phân tích, so sánh để nhận diện, nêu nhận xét về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.

b.Mục tiêu cụ thể từng chủ đề

Chủ đề: Con người và sức khoẻ

Kiến thức:

- Nhận biết các bộ phận bên ngoài của cơ thể và vai trò nhận biết thế giới xung quanh của các giác quan.

- Biết sự lớn lên của cơ thể thể hiện dưới sự phát triển về chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết ngày càng nhiều.

- Biết giữ vệ sinh răng miệng, thân thể và bảo vệ các giác quan.

- Biết ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi hợp lý, có lợi cho sức khoẻ.

* Kĩ năng:

- Đánh răng, rửa mặt, rửa tay, chân sạch sẽ, đúng cách.

- Đi, đứng, ngồi đúng tư thế.

- Tập đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi về cơ thể người và sức khoẻ.

- Hình thành các KNS như: Kĩ năng tự nhận thức, giao tiếp, tự bảo vệ, ra quyết định, tự phục vụ làm chủ bản thân…

* Thái độ:

- Có ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh răng miệng, thân thể và bảo vệ các giác quan.

- Có ý thức tự giác trong việc ăn, uống của cá nhân (ăn đủ no, uống đủ nước) để cơ thể khoẻ mạnh và mau lớn.

Chủđề: Xãhội

* Kiến thức:

- Biết nói về các thành viên trong gia đình, nói về tình cảm và sự quan tâm, chăm sóc, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình.

- Biết kể tên những công việc thường làm ở nhà của bản thân và những người trong gia đình. Hiểu rằng mọi người trong gia đình đều phải làm việc theo sức của mình.

- Biết kể về các thành viên trong lớp, cách bày trí lớp học. Nhận biết lớp học sạch, đẹp. Nói được tên và địa chỉ lớp học.

- Biết sơ lược về cuộc sống xung quanh. Nhận ra những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đi học để phòng tránh. Biết một số quy định về an toàn giao thông trên đường.

* Kĩ năng:

- Biết nói về địa chỉ nhà ở của mình.

- Tập thói quen cận thận khi tiếp xúc với vật nhọn, sắc, vật nóng và khi tiếp xúc với đồ điện thông thường.

- Tập đặt và trả lời câu hỏi về chủ đề xã hội.

* Thái độ:

- Yêu quý người thân trong gia đình và ngôi nhà của mình.

- Có ý thức phòng, tránh tai nạn, giữ an toàn cho bản thân và em bé khi ở nhà.

- Phát triển tình cảm yêu quý, gắn bó với thầy, cô giáo và các bạn trong lớp.

- Có ý thức chấp hành những quy định về trật tự, an toàn giao thông.

Chủ đề: Tựnhiên

* Kiến thức:

- Biết nói tên và một vài đặc điểm, lợi ích (hoặc tác hại) của một số cây rau, cây hoa, cây gỗ và một số con vật phổ biến.

- Nhận biết và mô tả một số hiện tượng của thời tiết như: nắng, mưa, gió, nóng, rét…

* Kĩ năng:

- Quan sát tranh, ảnh, vật thật; biết sử dụng những từ ngữ đơn giản để nói về những gì quan sát được.

- Biết đặt câu hỏi, nêu thắc mắc về một số sự vật và hiện tượng tự nhiên. Biết tìm thông tin để trả lời các câu hỏi và giải đáp các thắc mắc đó.

* Thái độ:

- Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên. Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây cối và các con vật có ích, diệt trừ những con vật có hại.

- Có ý thức giữ gìn sức khỏ khi thời tiết thay đổi (đội nón mũ khi đi nắng; che ô, mặc áo mưa khi trời mưa, mặc áo ấm khi trời rét…).

2. Thực trạng sửdụng phương pháp quan sát trong dạy học TN$XH

Do sựphùhợp giữa nội dung vàphương pháp dạy học trong bộ môn Tự nhiên và Xã hội cũng như sự phù hợp với tâm sinh lý học sinh Tiểu học là hiếu động, tò mò, thích khám phá mà phương pháp quan sát trở thành một phương pháp chính và được chú trộng sử dụng trong quá trình dạy học.

Phương phápquan sát trở thành chiếc cầu nối giữa nhận thức của học sinh với nội dung bài học Tự nhiên và Xã hội, là khởi đầu của sự hiểu biết và khám phá trí tuệ cho trẻ. Vì vậy, phương pháp quan sát đã được sử dụng rộng rãi trong các trường Tiểu học nhưng thực tế thì chưa đạt được kết quả như mong muốn. Điều này nó xuất phát từ nhiều lý do:

* Đối với giáo viên

- Chưa xácđịnh đúng mục tiêu quan sátđối với từng nội dung, đối tượng cụthể( Giáo viênđưa ra mục tiêu quácao đối với học sinh lớp 1 )

- Đồ dùng để quan sát: tranh ảnh, mẩu vật, sơ đồ, vật mẫu, … một số trường còn sơ sài, thiếu đồng bộ và chưa đảm bảo tính thẩm mỹ.

- Giáo viên chưa quản lýtốt học sinh, phấn bốthời gian chưa hợp lýtrong tiết dạy.

- Sửdụng phương pháp quan sát trong dạy họcđồi hỏi khâu chuẩn bị công phu, tố kém nên giáo viên chuẩn bị còn sơ sài.

- Do điều kiện nhà trường vàđịa phương màcác hoạtđộng ngoại khóa: tham quan, dãngoại còn rất hạn chế, nhiều trường hoạtđộng này hầu nhưkhông có.

* Đối với học sinh

- Chưa xáđịnh đúng mục đích học tập môn Tự nhiên và Xã hội, coi đây là một môn học phụ nên không quan tâm đúng mực.

- Chưađược hướng dẫn cách quan sát khoa học–logic. Quan sát còn mang tính đại thể, cảm tính.

- Học sinh quáhiếuđộng, ýthức tổchức kỷluật còn thấp nên gây khó khăn cho giáo viên trong khâu quản lý.

Vìvậy vấnđềđặt ra lànên sửdụng phương pháp quan sát nhưthếnào? Tiến hành ra sao để tạo hứng thúhọc tập cho học sinh vừađảm bảo tính khoa học, mang lại hiệu quảcao trong dạy học Tự nhiên và
Xãhội.

CHƯƠNG IV: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT TRONG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1

1. Quan sát tranh ảnh

Tranh ảnh là đồ dùng trực quan phổ biến được sử dụng rộng rãi trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội. Nó có thể ở dạng rời từng chiếc một, hoặc hệ thống thành bộ. Tự nhiên và xã hội thường có các loại tranh ảnh về các chủ đề: Quê hương, trường học, gia đình, dân số, danh nhân, thiên nhiên, lao động sản xuất. Nguôn thu thập tranh ảnh rất đa dạng: các báo, tạp chí, tranh rời, ảnh rời. Ngoài ra con có thể sưu tầm và sử dụng trong dạy hoc các con tem ( bưu điện ) có hình ảnh về thực vật, động vật, lịch sử, địa lý.

* Ưu điểm

- Cácđối tượng quan sátđãđược lựa chọn, khái quát hóa nhằm thểhiện những đặc tính bên ngoài vàcả những đặc điểm bên trong của đối tượng.

- Cótính nghệ thuật vàtính trực quan cao đễ thu hút sựchú ývàhứng thúcủa học sinh.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Thi Công Điện Âm Tường Đúng Kỹ Thuật, Cách Đi Dây Điện Âm Tường Chuẩn Kỹ Thuật

* Hạn chế

- Chỉthểhiện được sựvật, hiện tượng ởtrạng thái tĩnh vàtính khái quát cao

- Một sốtranh ảnh ngoàiđối tượng chính cần thể hiện còn có các chi tiết phụ ít liên quan đến bài học nên dễ làm phân tán sự chú ý của học sinh.

* Hướng dẫn học sinh quan sát

- Tranh ảnh: hình chụp, tranh vẽcác sựvật hiện tượng được thể hiện trên một mặt phẳng, nóchỉgiúp ta quan sát một chiều vìvậy nómang tính chất thông kêsựvật nhiều hơn.

Vìvậy, khi quan sát giáo viên hướng dẫn cho học sinh chú ý vào những chi tiết được thể hiện trên tranh ảnh, quan sát từ chi tiết đến bao quát. Nếu tranh ảnh diễn tả một hành động, chuyển động nào đó thì phải tưởng tượng xem trong thực tế nó đang diễn ra như thế nào.

Khi dướng dẫn học sinh quan sát giáo viên phải đặt ra hệ thống câu hỏi để giúp học sinh quan sát đúng trọng tâm, không tràn lan.

* Ứng dụng

Tranh ảnh có thểđược sửdụng trong tất cảcác bước của quátrình dạy học. Tùy theo mụcđích sử dụng màgiáo viên chuẩn bịcác tranh ảnh với kích thước khác nhau. Nếu dạy học toàn lớp yêu cầu tranh ảnh phải được phóng to, đậm màu để học sinh dễ quan sát. Nếu dùng để thảo luận nhóm thì dùng tranh vừa, còn học cá nhân thì có thể dùng tranh ảnh nhỏ hơn.

Sử dụng tranh ảnh để kiểm tra bài cũ

VD: Bài20: An toàn trên đường đi học ( Sách Tự nhiên và Xã hội 1. trang 42)

Hình thức 1: Giáo viên vẽ bức tranh một ngã tư đường phố với các tín hiệu đèn giao thông đã bật sáng và nhiều phương tiện qua lại. Yêu cầu học sinh quan sát kỹ bức tranh rồi tìm cách qua đường sao cho an toàn.

Để làm được yêu cầu bài tập này học sinh phải nhớlại các quy tắc tín hiệuđèn ( Đèn xanh đượcđi, đèn đỏ dừng lại), lốiđi dành cho người đi bộ ( nơi cóvạch kẻtrắng), chúýđến các lànđường, phầnđường vàcác phương tiệnđang tham gia giao thông.

Giáo viên lưu ýhọc sinh quan sát kỹtừng chi tiết trên tranh vẽrồiđặt nóvào trong mối quan hệ tổng thểcủa cảbức tranh.

Hình thức 2: Giáo viên sưu tầm những bức tranh ảnh có nội dung là các hành vi có thể gây nguy hiểm trên đường đi học.

Ví dụ: Đi trái đường, sang đường không đúng nơi quy định, không tuân thủ theo tín hiệuđèn, đi xe đạp dàn hàng ngang trên đường, …..

- Em hãy tưởng tượng xem điều gìcóthểxảy ra trong mỗi cảnh này?

Với những hình thức kiểm tra bài củ trên vừa sinh động, vừa thực tế nó không chỉ giúp học sinh nhớ lại kiến thức mà còn áp dụng kiến thức đó vào thực tiễn.

Sử dụng tranh ảnh để dạy học bài mới

Giáo viên phóng to những bức tranh cónội dung liên quan đến bài học, hướng dẫn học sinh quan sát và khai thác nội dung bức tranh qua hệ thống các câu hỏi từ đó rút ra nội dung bài học.

Quátrình quan sát giáo viênđóng vai tròlàngười tổ chức, hướng dẫn. Học sinh tim tòi và rút ra nội dung bài học.

Ví dụ 1: Bài 4: Bảo vệ mắt và tai ( Sách Tự nhiên và Xã hội 1. trang 10)

Chuẩn bị: Một số tranh ảnh có nội dung là các hành động nên và không nên để bảo vệ tai và mắt; nam châm.

Tiến trình:

- Giáo viên gắn các bức tranh đã chuẩn bị được lên bảng để học sinh quan sát.

+ Những bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?

+ Hành động đó như thếnào?

+ ………………..

Chia bảng ra lam 2 cột: Nên – Không nên

Tổ chức thảo luận nhóm: Hành vi nào nên hoặc không nên làm để bảo vệ mắt tai.

Đại diện từng nhóm lên chọn một bức tranh rồi gắn vào cột tương ứng và giải thích vì sao nên? Hoặc vì sao không nên?

Giáo viên nhận xét và bổ sung những kiến thức cần thiết.

Ví dụ 2: Bài 11: Gia đình ( Sách Tựnhiên và
Xãhội 1. trang 24
)

Chuẩn bị: Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị những bức ảnh chụp chung cả gia đình mình, hoặc các bức ảnh do các em tự vẽ về gia đình

Tiến trình:

Gọi học sinh giới thiệu vềgia đình mình cho các ban cùng nghe

+ Gia đình gồm những ai? ( Chỉtrên tranh / ảnh )

+ Các thành viên trong nhà làm gì?

+ Cảnhàtụ họpđầy đủ vào lúc nào? Làm gì?

+ Em nghĩgia đình em nhưthếnào? ( Gia đình em mọi người rất thương yêu nhau, em yêu gia đình của em. ...)

2. Quan sát mô hình

Môhình làloại phương tiện dạy học hình khối, phản ánh hoặc mô phỏng tương tự cấu tạo, hình dạng bên ngoài của vật thật

Chúng được làm bằng các chất liệu nhẹnhưnhựa, chất dẻo PVC nói chung, đất sét, thạch cao, gỗtạp…Mô hình thường được sửdụng khi không mang vật thật đến lớpđược. Môhình có thể ở các dạng tĩnh như: Mô hình các dạng địa hình (đồng bằng, cao nguyên, núi, .. ) phương tiện giao thông ( ô tô, máy bay, tàu thủy, .. ), nhưng cũng có thể ở dạng động ( quả địa cầu, đường đi của thức ăn trong hệ tiêu hóa, …), một số loại có thể tháo lắp được như mô hình về các cơ quan, bộ phận trên cơ thể người.

* Hướng dẫn học sinh quan sát

Môhình làmột dạng hình khối nên cho phép chung ta quan sát từmọi gốcđộ, quan sát trong không gian ba chiều: trên–dưới, trước –sau, phải– trái của sựvật. Vì vậy lúc hướng dẫn học sinh quan sát giáo viên nên hướng dẫn các em quan sát từ những gốc nhìn khác nhau để hiểu chi tiết sự vật. VD: hình dáng, màu sắc, kích thước, …

Ngoài việc quan sát sựvật từmọi chiều, giáo viên còn tạođiều kiện cho học sinh thực hành trực tiếp ngay trên mô hình, tháo lắp các mô hình.

VD1: Quan sát mô hình hàm răng (Bài 4: Chăm sóc và bảo vệ răng. Sách Tự nhiên và Xã hội lớp 1. trang 14 )

- Giáo viên giới thiệu mô hình hàm răng bên ngoài, bên trong hàm răng.

- Quan sát bên trong để biết về số lượng răng, các loại răng ( răng hàm, răng nanh, răng cửa), lợi.

- Quan sát bên trên, bên dưới vànói vềtác dụng của hàm răng và các loại răng

- Cách chăm sóc răng miệng.

- Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh cách đánh răng ( mặt trước, mặt sau, mặt trên ) như thế nào? và cho học sinh thực hành trực tiếp ngay trên mô hình.

* Để tạo ra một tình huống trong qua trình quan sát giáo viên có thể tổ chức trò chơi“Ngôn ngữ của các hàm răng”

Tròchơi này tổ chứcởthời gian cuối tiết học.

Chuẩn bị: Mô hình 2 hàm răng

+ Một hàm răng trắng, đều.

+ Một hàm răng sún, sâu.

Tổ chức cho học sinh quan sát tìm hiểu nguyên nhân và sao có sự khác nhau giữa 2 hàm răng.

Thảo luận nhóm rồi tập viết lời thoại cho 2 hàm răng ( gặp nhau chúng sẽ nói gì?

Gợi ý:

+ Hai hàm răng tâm sự với nhau vì sao mình đẹp/ xấu.

+ Kểcho nhau nghe những việc màchủnhân của nóđã làm gì để bảo vệrăng.

+ Lời nhắn của hàm răng gửi tới chủnhân.

Ví dụ 2: Quan sát môhình cơthểngười ( Bài 1: Cơthểchúng ta. Trang 4 )

Hoạtđộng 1: Giáo viên giới thiệu môhình người

Học sinh quan sát và chi các bộ phận của cơ thể người. ( chỉ trực tiếp trên mô hình)

Hoạtđộng 2: Tổ chức cho học sinh khám phá mô hình

- Thực hiện các hoạt động của con người trên mô hình.

Ví dụ: Cúiđầu, gập người, vậnđộng cánh tay, vậnđộng chân, rồi cho học sinh thực hiện cácđộng tácđó.

=> Qua quan sát mô hình vàhành động của các bạn học sinh trả lời: Cơthểngười có3 phần: Đầu, mình, chân và tay.

- Tháo lắp các bộ phận trên mô hình.

Nhưvậy, qua môhình giáo viênđã giúp học sinh hiểuđược cấu tạo của cơthểngười gồm 3 phần: đâu, mình, chân vàtay. Biết các hoạt động của cơthể. Ngoài ra trên môhình giáo viên còn giới thiệu cho học sinh biết cơchếcủa sự vận động và khuyến khích học sinh nên vận động hằng ngày để có cơ thể khỏe mạnh.

3. Quan sát mẫu vật

Mẫu vật là những vật được ép, ngâm, nhồi để có được hình mẫu, giữ gìn được lâu dài hơn. Gồm có:

Mẫu vật ép: Lá cây, hoa, vỏ cây, một số con vật cánh mỏng, …

Mẫu vật ngâm: Rắn, khỉ, …

Mẫu vật nhồi: Chim, thỏ, gà, vịt, …

Cũng giống nhưmôhình đó làmẫu vật cho phép chúng ta quan sát trong không gian đa chiều. Chỉ khác mẫu vật làcác vật thật cho nên lúc quan sát ta chúýđến cảkích thước và các đặc điểm bên ngoài của vật mẫu.

Đối với các mẫu vật ép khô, mẫu vật nhồi ta có thể dùng thị giác quan sát, nhận diện đặc điểm sự vật. Dùng tay sờ để biết đặc điểm bề ngoài vật mẫu ( mượt, nhám, trơn, …)

Đối với các mẫu vật ngâm: các mẫu vật này được ngâm trong các bình thủy tinh trong suốt, mẫu vật ở trạng thái tĩnh nên học sinh có thể dễ dàng quan sát tỉ mỉ từng chi tiết, đặc điểm bên ngoài mẫu vật.

Ví dụ. Bài 29: Nhận biết cây cối vàcon vật ( sách Tựnhiên và Xãhội 1. trang60)

Ngoài các con vật, cay cối quen thuộc hằng ngày, giáo viên giới thiệu thêm cho học sinh biết thêm về các con vật mà hằng ngày các em chưa được nhìn thấy hoặc đã nhìn thấy đâu đó nhưng chưa có cơ hội quan sát tỉ mỉ.

+ Một sốlácây, hoa của một số cây mà xung quanh các em không có.

+ Một sốloạiđộng vật: Rắn, tắc kè, khỉ,…

4. Quan sát trực tiếp vật thật

Vật thật: Thực thểsống sinh động nhưmột sốcây, một sốcon vật, các hiện tượng tựnhiên xã hội liên quan đến bài học.

Cóhai hình thứcquan sát:

- Quan sát trong phòng học: Các sựvậtđược mang đến lớp để quan sát, đã tách ra khỏi môi trường sống của nó.

Ví dụ. Quan sát một số cây rau ( Bài 22: Cây rau), quan sát con mèo, con gà

- Quan sát ngoài tự nhiên

Ví dụ: Quan sát cây cối xung quanh vườn trường, cánh đồng, sở thú, công viên, nhà máy, xí nghiệp, …

Hướng dẫn học sinh quan sát

Quan sát vật thật làhình thức quan sát sinh động vàthuận lợi nhất cho học sinh. Làcơhội để học sinh khám phásựvật hiện tượng mọi mặt, đặc điểm bên ngoài, cả về cấu tạo, bản chất bên trong và mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng đó trong tự nhiên.

Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng mọi giác quan để tri giác sựvật –hiện tượng. Đặt sựvật hiện tượng đó trong môi trường sống và các mối quan hệ của nó.

Tổ chức cho học sinh quan sát trực tiếp ngoài thiên nhiên giáo viên nên chuẩn bịkỹcàng cảvề thời gian, địa điểm, các dụng cụ và phương tiện cần thiết. Xác định mục đích và đối tượng quan sát để tránh cho các em quan sát tràn lan, không trọng tâm. Sử dụng hệ thống câu hỏi hoặc phiếu học tập để hướng học sinh vào đối tượng quan sát.

Kết thúc hoạtđộng quan sát tổchức báo cáo kết quả quan sát.

Ví dụ 1: Quan sát trong phòng học. Bài 22: Cây rau ( Sách Tựnhiên và
Xã hội 1. trang 46 )

Mục tiêu quan sát: Nói tên và phân biệt được các bộ phận của cây rau.

Đối tượng quan sát: Cây rau mà các em mang đến lớp.

Tổ chức và hướng dẫn học sinh quan sát:

+ Tổchức cho học sinh quan sát theo nhóm 4

+ Mỗi em trong nhóm lần lượt giới thiệu vềcây rau màmình mang đến cho các bạn trong nhóm biết.

- Tên cây rau ?

- Được trồng ởđâu?

- Các bộphận chính của cây rau: rễ, thân, lá, …

+ Học sinh trong nhóm so sánh các cây rau cógìgiống vàkhác nhau: màu sắc; đặc điểm: rễ, thân, lá,…

Báo cáo kết quả quan sát:

Đại diện các nhóm lên trình bày kết quảquan sát của nhóm dưới hình thức phiếu học tập hoặc các phương tiện dạy học.

Giáo viên tổng kết, nói vềlợiích của các cây rau vàviệcăn rau hằng ngày, cách chế biến một sốloại rau phổ biến ( Rau lang, rau muống, …)

Trò chơi : Đố bạn rau gì?

Hình thức 1 :

-Chuẩn bị: Một số cây rau mà học sinh đã được quan sát, tìm hiểu ở hoạt động trước.

Mỗi tổcửmột học sinh lên tham gia tròchơi, các em nàyđều được bịt mắt bằng một chiếc khăn sạch.

- Cách chơi: Giáo viên đưa cho mỗi học sinh một cây rau, yêu cầu các em dùng các giác quan của mình ( tay sờ, mũi ngửi, …) để nhận biết xem đó làloại rau gì? Ai đoán ra nhanh và chính xác làthắng cuộc.

Hình thức 2 :

- Chuẩn bị: Các cây rau, học sinh thảo luận theo nhóm.

- Cách chơi: Giáo viên lần lượt đưa ra các thông tin về cây rau:

Ví dụ: + Hình dạng: rễ, thân, lánhưthếnào?

+ Cóvịgì?

+ Dùng để làm gì?…..

Các nhóm dựa vào thông tin giáo viênđưa ra thảo luận nhóm và trả lời. Nhóm nào phát hiện đúng cây rau nhanh nhất, nhóm đó thắng.

Hình thức 3 :

Giữ nguyên cách tổchức của hình thức 2, nhưng thay bằng việc giáo viênđưa ra các thông tin thìđại diện lần lượt học sinh mỗi nhóm sẽmôtảlần lượt các bộphận của cây rau nào đó mà nhóm mình quan sát được. Các nhóm còn lại nghe thông tin và đoán xem đó là rau gì?

Ví dụ 2: Quan sát trực tiếp ngoài thiên nhiên

*Quan sát vườn rau của các bác nông dân ( Bài 22: Cây rau. Sách Tự nhiên và
Xãhội 1. trang 45), Quan sát cây hoa, cây gỗ trong vườn trường; Quan sát bầu trời ( Bài 31: Thực hành quan sát bầu trời. trang 64); quan sát cuộc sống đang diễn ra của người dân khu vực xung quanh trường ( Bài 18, 19: Cuộc sống xung quanh. Trang 38 – 40)

* Quan sát bầu trời ( Bài31: Thực hành: Quan sát bầu trời. Tự nhiên và Xã hội. trang 64)

- Mục tiêu quan sát:

+ Sựthay đổi của những đám mây trên bầu trời làmột trong những dấu hiệu cho biết sựthay đổi của thời tiết.

+ Sửdụng vốn từ riêng của mình để môtảlại bầu trời và những đám mây trong thực tế hằng ngày và biểu đạt nó bằng hình vẽ đơn giản.

+ Cóýthức sử cảm thụcáiđẹp của thiên nhiên, phát huy trí tưởng tượng.

- Hướng dẫn học sinh quan sát bầu trời:

+ Giáo viên nêu nhiệm vụcho học sinh quan sát thông qua hệthống câu hỏi:

- Nhìn lên bầu trời em thấy gì?

- Hôm nay trời nhiều mây hay ít mây?

- Những đám mây các màu gì? Chúng đứng yên hay chuyển động?

- Quang cảnh xung quanh như thế nào? Sân trường, cây cối, mọi vật, … khô ráo hay ướt át.

- …………………………

* Tổchức cho học sinh quan sát:

Học sinh ra sân trường để quan sát theo các nhiệm vụ trên. ( Học sinh đứng dưới bóng mátđể quan sát nếu trời nắng; đứng ngoài hành lang hay mai hiên nếu trời mưa.)

Học sinh viết những thông tin mình quan sátđược vào phiếu học tập.

+ Thảo luân vàbáo cáo kết qua quan sát

Những đám mây trên bầu trời cho ta biếtđiều gi? ( Trờiđang nắng, trời dâm mát hay trời sắp mưa)

+ Vẽbầu trời và cảnh vật xung quang ma em quan sátđược. ( khuyến khích học sinh vẽtheo cảmthụ và trí tưởng tượng của mình).

5. Quan sát sơ đồ

Sơđồ trong dạy học môn Tựnhiên vàxã hội dùng để biểu diễn mối liên hệgiữacác kiến thức hoặc tổng hợp kiến thức

Quan sát bằng sơđồ làhình thức dạy học mà ởcấp Tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng hầu như chưa được sử dụng nhiều. Tuy nhiên qua tìm hiểu đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học và nội dung chương trình dạy học, tôi thấy phương pháp này nên áp dụng trong dạy học để tạo diều kiện cho tư duy trừu tượng của học sinh phát triển.

Có2 hình thức tổchức cho học sinh tiếp cận kiến thức bằng sơđồ:

Dùng sơ đồ để giới thiệu kiến thức: Giới thiệu sơ đồ trước sau đó dùng kiến thức để làm ró sơ đồ.

Cung cấp cho học sinh kiến thức trước sau đó tổng quát bằng sơ đồ.

Hướng dẫn học sinh tập tổng quát kiến thức bằng sơ đồ.

C. Kết luận :

Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã sử dụng phương pháp quan sát để dạy phân môn TNXH lớp 1. kết quả thu được khi sử dụng phương pháp này rất khả quan. Học sinh tiếp thu bài học một cỏch nhanh, không còn thụ động, hứng thỳ học tập và cỏc em rất say mờ với mụn học.

- Học sinh rất thích quan sát sự vật hiên tượng, cuộc sống xung quanh để đáp ứng yêu cầu, phục vụ cho tiết học.

- Học sinh đã quan sát một cách tỉ mỉ, khoa học - logic, không còn mang tính đại thể, cảm tính, hình thức.

- Học sinh đã có ý thức tổ chức kỉ luật, biết bảo vệ thân thể, giữ gìn môi trường sống lành mạnh.

- Giáo viên đã xác định đúng mục tiêu quan sát đối với từng nội dung, đối tượng cụ thể.

- Giáo viên đã có ý thức chuẩn bị đồ dùng dạy học phù hợp cho từng bài học cụ thể.

- Trong mỗi giờ học giáo viên đã sử dụng phương pháp quan sát một cách triệt để, phân bố thời gian hợp lý, không còn ngại khi phải dạy môn TNXH.

Với kinh nghiệm dạy môn TNXH này, tôi đã phổ biến tới các anh chị em trong tổ khối vào cỏc tiết sinh hoạt chuyờn mụn được đồng nghiệp trong tổ khối gúp ý, xõy dựng, bổ sung, hưởng ứng và cựng nhau ỏp dụng trong giờ dạy học của lớp mỡnh. thì kết quả thu được rất tốt. Tiết học luôn đảm bảo được tính tự nhiên, nhẹ nhàng. Học sinh hứng thú học, tiếp thu bài nhanh, nắm chắc bài. Cụ thể kết quả của việc phổ biến và thành công của bản thân cũng như của tổ khối đã được đánh giá bằng kết quả thu được từ phía bài học và bài tập của học ở khối 1 như sau:

Líp

SÜ sè

HTT

HT

CHT

1A1

53

40em 75%

13em 25%

0em 0%

1A2

54

40em 74%

14em 26%

0em 0%

1A3

53

35em 66%

28em 44%

0em 0%

1A4

53

35em 66%

28em 44%

0em 0%

1A5

53

35em 66%

28em 44%

0em 0%

1A6

52

30em 58%

22em 42%

0em 0%

1A7

52

30em 58%

22em 42%

0em 0%

1A8

48

26em 54%

22em 46%

0em 0%

1A9

49

25em 55%

24em 45%

0em 0%

1A10

49

26em 53%

23em 47%

0em 0%

D. Bài học kinh nghiệm

1. Phương pháp quan sát làphương phápđược sửdụng chủyếu trong môn học Tựnhiên và
Xãhội. Nó không chỉphùhợp với nội dung dạy học mà còn phụthuộc tâm lývàtrình độ nhận thức của học sinh. Vìvậy, giáo viên phải chútrọng sử dụng để nâng cao chất lượng dạy và học.

2. Tùy theo nội dung, trình độ của học sinh vàđiều kiện của nhàtrường vàđịa phương màgiáo viên sửdụng và lựa chọnđối tương quan sát phùhợp.

3. Khi lựa chọnđối tượng quan sát, giáo viên cầnưu tiên lựa chọn các vật thật. Chỉ khi không có vật thật mới cho học sinh quan sát qua tranh ảnh, mô hình, mẫu vật.

4. Giáo viên luôn trau dồi, bồi dưỡng, rèn luyện cảvềkiến thức và đặc biệt làkỹnăng thực hiện xâu chuỗi các thao tácđể phục vụ cho việc tổ chức quan sát hiệu qủa qua tiết dạy. Giáo viên phảo biết yêu thương và có tinh thần trách nhiệm với học sinh.

5. Việc sửdụng thường xuyên phương pháp quan sát trong dạy Tựnhiên và
Xãhội lớp 1 giúp cho giáo viên cókỹ năng thực hiện các thao tác thành thạo trong dạy học và giúp học sinh hình thành, phát triển tư duy.

6. Ngoàiđồ dùng dạy học cótrong chương trình, giáo viên nên tổ chức làmđồ dùng học tậpđể kịp thời chuẩn bịcho tiết dạy.

7. Sử dụng thường xuyên phương pháp quan sát trong dạy học học sinh sẽ liên tục được tri giác đối tượng. Từ đó, học sinh được rèn luyện kỹ năng quan sát chủ định, có mục đích, có phương pháp, biết lựa chọn đối tượng quan sát và khám phá bản chất của đối tượng qua quan sát. Học sinh hình thành thói quen quan sát thế giới, ham thích khám phá thế giới muôn màu, muôn sắc và từ đó ham thích học tập môn Tự nhiên và Xã hội.

8. Nhàtrường, địa phương, cha mẹhọc sinh nên tạođiều kiện cho các em đượcđi tham quan thực tếđể phục vụ cho môn học vàcung cấp thêm kinh nghiệm, vốn sống cho cácem. Đây sẽ là những bài học bổ ích mà các em không bao giờ quên.

9. Không có phương pháp nào là tối ưu. Vì vậy, dù là phương pháp đăc trưng nhưng giáo viên không nên chỉ dừng lại ở việc dạy học Tự nhiên và Xã hội bằng phương pháp đó mà phải trau dồi, rèn luyện việc sử dụng phối hợp nhuần nhuyễn nhiều phương pháp dạy học khác nhau để tránh nhàm chán. Có như thế mới mang lại hiệu quả cao nhất cho dạy học nói chung và dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nói riêng.

10. Ban giám hiệu nhà trường luôn theo dõi, kiểm tra việc dạy học của giáo viên để kịp thời đôn đốc, nhắc nhở. Ngoài ra, các cán bộ quản lý cần phải thường xuyên tổ chức cho giáo viên dự giờ lẫn nhau để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm. Tổ chức bàn bạc, trao đổi để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng phương pháp quan sát trong dạy học Tự nhiên và Xã hội ở các buổi sinh hoạt chuyên môn một cách thường xuyên, có hiệu quả.

Phương pháp dạy học trực quan có sự kết hợp giữa video, hình ảnh, biểu đồ, công cụ tương tác… tạo nên sự hấp dẫn, khuyến khích sự tương tác và tham gia tích cực của người học. Bởi vậy phương pháp này ngày càng trở nên phổ biến và trở thành xu thế tại rất nhiều trường học trên khắp cả nước.

Trong nội dung bài viết này, hãy cùng The Dewey Schools tìm hiểu các thông tin chi tiết về phương pháp dạy học trực quan nhé. 

Phương pháp dạy học trực quan là gì?

Phương pháp dạy học trực quan là cách thức làm việc giữa người dạy (giáo viên) và học sinh. Thông qua phương pháp dạy học người dạy giúp người học nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo để hình thành nên thế giới quan và năng lực cá nhân. 

Đây là một hình thức dạy học sử dụng những công cụ, phương tiện trực quan để dạy học như hình ảnh, video, bản đồ, sơ đồ, đồ họa … Từ đó tạo điều kiện giúp học sinh nhận biết hình dạng, đặc điểm bên ngoài của hiện tượng, sự vật, qua đó tiếp thu kiến thức bài học tốt hơn. 

*
*
*
*
*
*
*
*

Giáo viên cần hiểu tâm lý trẻ để thiết kế bài giảng theo phương pháp trực quan

Để xây dựng các bài học trực quan bổ ích, thu hút sự chú ý và hứng thú của trẻ giáo viên nên lưu ý khi sử dụng phương pháp như sau: 

Giáo viên cần hiểu tâm lý trẻ ở độ tuổi tiểu học rất hiếu động và có nhu cầu khám phá, vì vậy cần thiết kế bài giảng có bố cục khoa học, logic, hình ảnh hoặc chữ viết rõ ràng. Điều này đảm bảo việc giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ từ bậc tiểu học trở lên, giúp trí não trẻ phát triển tốt nhất.  Các hình ảnh, video, tài liệu minh họa cần đảm bảo tính thẩm mỹ, có màu sắc bắt mắt, phù hợp với trẻ ở độ tuổi tiểu học. Tránh lạm dụng hình ảnh, video làm trẻ mất hứng thú hoặc sợ hãi việc học tập.  Giáo viên cần xây dựng hệ thống dụng cụ trực quan cho từng bài học. Khi đưa hình ảnh, video lên phông chiếu hay màn hình thì giáo viên cần chú ý đảm bảo hướng quan sát cho tất cả các học sinh. Các video trực quan, dụng cụ thí nghiệm đều có phương pháp và cách thức quan sát thích hợp. Vì vậy giáo viên cần tìm hiểu để đưa ra phương pháp tốt nhất, phù hợp nhất và tìm cách phát huy tính tích cực của người học với đồ dùng, dụng cụ trực quan.  Thầy cô cần chú ý đến những dụng cụ, đồ dùng trực quan khi sử dụng trong bài giảng và trong những lúc trẻ tự học ở nhà. Giáo viên nên trao đổi với học sinh để tạo mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường cùng vận dụng và làm tăng hiệu quả giáo dục. 

Thông qua nội dung bài viết trên đây, The Dewey Schools đã chia trẻ các thông tin về phương pháp dạy học trực quan. Hy vọng những thông tin này sẽ hỗ trợ tốt cho các giáo viên và phụ huynh trong việc tìm hiểu và vận dụng phương pháp vào thực tế. Từ đó tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội học tập chủ động, sáng tạo và phát huy các thế mạnh của bản thân.

—-

The Dewey Schools là hệ thống trường quốc tế song ngữ tốt nhất hiện nay tại Hà Nội, là trường tiên phong mang đến nền giáo dục chuẩn Mỹ và thế giới tại Việt Nam. Được thành lập từ năm 2011, đến nay Trường quốc tế Dewey đã có cho mình hơn 8000 học sinh, 1600 cán bộ nhân viên, 4 cơ sở trường tại Hà Nội và Hải Phòng. Ngoài cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất, Dewey Schools còn ghi điểm trong mắt phụ huynh bởi chất lượng đào tạo và triết lý giáo dục nổi bật giúp học sinh có được hành trang tốt nhất để bước vào đời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.