PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP LỚP 9 HIỆU QUẢ, PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HIỆU QUẢ

Học sinh cuối cấp chủ động lập kế hoạch học tập hàng ngày để đảm bảo việc học không gián đoạn trong thời gian nghỉ tránh dịch.

Bạn đang xem: Phương pháp học tập lớp 9


Dưới đây là tư vấn của các giáo viên chuyên luyện thi học sinh vào lớp 10 tại Hệ thống giáo dục Học Mãi dành cho phụ huynh, học sinh để áp dụng với tình hình hiện tại, giúp việc tự học tại nhà đạt hiệu quả cao.

Chủ động lập kế hoạch học tại nhà

Để lập kế hoạch học tập tại nhà, điều quan trọng nhất là học sinh cần chủ động, sắp xếp thời gian tự học khoa học và hợp lý. Đặc biệt các em cần có kế hoạch học tập dựa trên mục tiêu và năng lực tiếp thu kiến thức của bản thân ở thời điểm hiện tại.

"Các em nên xây dựng lộ trình học và ôn tập cụ thể bằng cách học sớm các đơn vị kiến thức mới và tổng ôn kiến thức cũ. Có thể ôn tập theo kiểu cuốn chiếu hoặc theo từng chuyên đề, sau đó kết hợp với luyện đề để rèn luyện kỹ năng làm bài thi", thầy Nguyễn Phi Hùng - Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục Học Mãi chia sẻ.

Thầy Nguyễn Phi Hùng tư vấn cách lập kế hoạch học tập tại nhà cho học sinh cuối cấp.

Bên cạnh đó, học sinh cần chủ động sắp xếp thời gian, lựa chọn các kênh học tập phù hợp, chất lượng, tránh học tràn lan và tuân thủ lộ trình, kế hoạch học tập đã xây dựng để rút ngắn thời gian ôn luyện, qua đó đạt hiệu quả như mong muốn. Tránh sa đà vào các trò chơi, giải trí như game online, lướt Facebook gây lãng phí thời gian, xao nhãng việc học và ôn thi.

Thầy Hùng cho biết thêm, để duy trì hứng thú trong quá trình học, các em nên tăng tương tác với giáo viên và bạn bè, có thắc mắc thì trao đổi luôn để hiểu bài hơn.

Duy trì thói quen học tập

Chia sẻ về thói quen học tập, thầy Hồng Trí Quang - Giáo viên môn Toán tại trường THCS Archimedes Academy (Hà Nội) tư vấn: "Trong thời gian tạm nghỉ, học sinh nên rèn thói quen tự học để đảm bảo kiến thức và không bị ì khi quay lại trường. Các bạn cần tự giác học tập bốn, năm tiếng một ngày để duy trì thói quen và nên kết hợp với việc học trực tuyến để việc tự học đạt hiệu quả cao".

Thầy Hồng Trí Quang khuyên học sinh cần duy trì thói quen tự học tại nhà.

Xem thêm: Bạn Nhỏ Yêu Những Gì Ở Trường Lớp Của Mình, Bạn Nhỏ Yêu Những Gì Ở Trường, Lớp Của Mình

Trong quá trình học trực tuyến, học sinh cần có thái độ nghiêm túc, tự giác, chủ động để tiếp thu kiến thức hiệu quả. Với những phần không hiểu học sinh có thể xem lại video bài giảng, kết hợp với làm các bài tập tự luyện để trau dồi kiến thức, kỹ năng.

Khi xem bài giảng online, học sinh cần ghi chép như lúc học trên lớp. Ghi chép giúp các em tập trung và hiểu bài hơn bởi hiện nay nhiều bạn ngồi xem bài giảng như xem phim. Đặc biệt, cần tự giác làm bài tập dù giáo viên không thường xuyên kiểm tra.

Ngoài ra, để có kết quả học tập tốt thì không thể thiếu sự đồng hành và hỗ trợ từ phía phụ huynh. Phụ huynh có thể giúp con xây dựng kế hoạch học tập và duy trì thói quen tự học, luôn quan tâm, động viên và khích lệ con trong giai đoạn này để con có tâm lý vững vàng, đảm bảo sức khỏe học tập, ôn thi và chủ động tiếp thu kiến thức tại nhà theo kế hoạch lập ra.

Đồng quan điểm, thầy Nguyễn Phi Hùng chia sẻ: "Thay vì đặt kỳ vọng vào con, phụ huynh hãy chủ động đồng hành cùng con trong học tập, vạch ra mục tiêu phù hợp với năng lực học tập giúp con giảm áp lực và tự tin bứt phá kế hoạch đề ra".

Bên cạnh việc chủ động học tập để nắm chắc kiến thức thì muốn học tốt và ghi nhớ lâu các kiến thức, học sinh chuẩn bị lên lớp 9 cần có phương pháp học thông minh, hiệu quả xuyên suốt cả năm học.

Phương pháp ghi chép nội dung bài giảng hiệu quả

Để ghi chép hiệu quả, học sinh nên phân chia trang vở thành 3 phần như sau:

– Phần ghi bài (¾): Ghi chép bài giảng, câu hỏi, lời giải thích, chứng minh…

– Phần ghi chú (¼): Viết lại những vấn đề còn thắc mắc, lời nhận xét hay đưa ra ý tưởng mới. 

– Phần tổng kết (⅕): Ghi chép nội dung quan trọng do thầy cô cung cấp hoặc tự tổng kết lại bài đã học. 

Bên cạnh đó, học sinh cũng cần chú ý đến hình thức trình bày bài thi. Một quyển vở ghi chép sạch đẹp, rõ ràng và tô vẽ thêm chút màu mè sẽ tạo cảm hứng học tập cho học sinh. Với mỗi bài mới, học sinh nên sang trang mới. Viết đầy đủ tên bài/ tiêu đề/ mục ghi to, phân cấp từng mục; giãn cách dòng đủ rộng; dùng tối đa ba màu mực khác nhau cho các phần quan trọng. 

*

TS. Nguyễn Thành Nam chia sẻ phương pháp học thông minh cho học sinh lớp 9

Phương pháp ghi nhớ thông minh

Trong một ngày, học sinh phải tiếp thu một lượng kiến thức đa dạng từ nhiều môn học khác nhau nên dễ dẫn đến việc “học trước quên sau” do học nhồi nhét. Vì vậy, các bạn học sinh có thể áp dụng phương pháp giãn cách để hỗ trợ khả năng ghi nhớ kiến thức của học sinh được lưu giữ lâu hơn trong trí não. Với phương pháp này, học sinh sẽ tập được thói quen ôn lại kiến thức cũ trong những ngày tiếp theo, nhờ vậy lượng kiến thức sẽ ngấm dần, lưu giữ sâu trong não. Khoảng cách nhắc lại kiến thức có thể tùy chỉnh theo lịch học của học sinh. Thời gian đầu có thể gần như nhắc lại ngay ngày hôm sau, tuần sau và dần dần xa hơn như gần khi kiểm tra hay thi. 

Ngoài ra, các bạn nên tạo ghi nhớ bằng cách hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ, bảng biểu. Phương pháp này giúp nhận diện tổng quát những kiến thức đã học trong từng bài, từng phần, chuyên đề kiến thức. 

Học tập bằng công cụ tư duy

Thay vì ghi nhớ kiến thức theo sách giáo khoa hay vở ghi chép chi tiết, học sinh có thể sử dụng thẻ ghi nhớ. Việc viết những kiến thức đã học lên trên những tấm thẻ ghi nhớ đang được nhiều bậc phụ huynh áp dụng cho con cái mình, giúp thu về những kết quả ngoài sức mong đợi.

Trên mỗi thẻ nhớ, học sinh sẽ dùng bút để ghi lại những kiến thức quan trọng trong bài giảng để tiếp thu có chọn lọc những nội dung cần thiết. Bên cạnh đó, việc ghi nhớ kiến thức được học lên thẻ còn giúp học sinh dễ dàng tập trung hơn trong việc nhận diện những ý chính của bài học, tăng khả năng xử lý và phân loại thông tin, nhanh chóng tiếp thu kiến thức trên lớp học cũng như ở những lớp học online, lớp học kỹ năng mà học sinh tham gia. 

Các bạn học sinh cũng có thể sử dụng bút màu để ghi, gạch chân những nội dung bài giảng quan trọng ngay trong vở ghi trên lớp, điều đó sẽ giúp học sinh dễ nhớ và dễ tra cứu điểm trọng tâm của bài học. 

Trên đây là 3 phương pháp học thông minh đã được thầy Nguyễn Thành Nam chỉ ra cho các bạn học sinh chuẩn bị lên lớp 9. Hy vọng rằng với những phương pháp học tập hiệu quả này sẽ giúp các bạn chuẩn bị tốt nhất cho năm học cuối cấp sắp tới.

*

Ngoài ra, để trang bị sớm kiến thức, bứt phá điểm số của các bài thi, học sinh chuẩn bị lên lớp 9 nên đăng ký chương trình HM10 Toàn diện. Với lộ trình toàn diện 3 bước, xuyên suốt cả năm học bao gồm: Trang bị kiến thức – Tổng ôn – Luyện đề sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản bám sát sách giáo khoa hiện hành của Bộ GD&ĐT, rèn luyện kỹ năng làm các dạng bài xuất hiện trong đề thi vào 10. Từ đó, gia tăng cơ hội đạt điểm 9, 10 trong các kỳ thi.

PHỤ HUYNH, HỌC SINH ĐĂNG KÝ HỌC THỬ MIỄN PHÍ CHƯƠNG TRÌNH HM10 TOÀN DIỆN TẠI ĐÂY

ĐĂNG KÝ GIẢI PHÁP HM10 TOÀN DIỆN 2021 – 2022

Lộ trình ôn thi vào lớp 10 toàn diện với 3 giai đoạn: Trang bị kiến thức – Tổng ôn – Luyện đề.Trang bị và ôn tập toàn diện kiến thức, luyện chiến thuật làm các dạng bài thường xuất hiện trong đề thi vào 10.Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn, trên 10 năm kinh nghiệm luyện thi vào 10 trực tiếp giảng dạy.Giúp học sinh học tập an toàn trong mùa dịch, tăng cơ hội giành điểm cao trong kỳ thi vào lớp 10.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x